15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,33 điểm (0,1%) lên 1.345,31 điểm. Toàn sàn có 213 mã tăng, 194 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,11%) xuống 30,05 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 86 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,61%) lên 95,41 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đương phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 2.160 tỷ đồng, tăng 0,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 4% xuống còn 17.218 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
14h29
Bên cạnh nhóm hàng không, các cổ phiếu thuộc nhóm than cũng đồng loạt bứt phá. Trong đó, TC6, TVD, THT và TDN đều được kéo lên mức giá trần. HLC tăng 7,7%, CST tăng 6,5%...
Đối với nhóm hàng không, MAS và AST tăng trần lên 43.800 đồng/cp và 55.400 đồng/cp. HVN tăng 4,6% lên 25.050 đồng/cp, NCT tăng 4,6% lên 79.300 đồng/cp.
13h30
Ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán đã dâng cao và khiến các chỉ số rơi vào trạng thái rung lắc. Trong đó, GVR giảm 1,4%, HDB giảm 1,7%, MWG giảm 1%, BCM giảm 2,2%, HPG giảm 0,8%...
VN-Index hiện chỉ còn tăng 1,29 điểm (0,1%) lên 1.345,27 điểm. HNX-Index giảm 0,81 điểm (-0,23%) xuống 249,63 điểm. UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (0,27%) lên 95,09 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,55 điểm (0,34%) lên 1.348,53 điểm. Toàn sàn có 216 mã tăng, 171 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,08 điểm (-0,02%) xuống 350,36 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 89 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (0,45%) lên 95,26 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đương phiên trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh toàn thị trường đạt 12.371 tỷ đồng, riêng giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 6,9% xuống còn 9.653 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h15
Sắc xanh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chiếm ưu thế và điều này giúp củng cố vững sắc xanh của các chỉ số. Trong đó, VPB tăng 2,4%, VRE tăng 2,2%, PNJ tăng 2,2%, SAB tăng 1,5%...
Dù vậy, một số cổ phiếu như LPB, HDB, MWG, BCM, GVR... vẫn chìm trong sắc đỏ và phần nào khiến tâm lý của nhà đầu tư thận trọng hơn.
11h05
FCN giảm 0,4% xuống 14.150 đồng/cp. HĐQT Fecon (HoSE: FCN) thông qua triển khai phương án chào bán 32 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 20,33% lượng cổ phiếu lưu hành dự kiến sau phát hành. Vốn điều lệ có thể tăng từ 1.254 tỷ lên 1.574 tỷ đồng.
11h00
VRE tăng 2,4% lên 64.900 đồng/cp. HĐQT Vincom Retail (HoSE: VRE) vừa thông qua Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng Công ty. Cụ thể, công ty quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Khánh vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Vận hành. Cùng với đó, Vincom Retail cũng bổ nhiệm ông Phạm Hoàng Việt vào vị trí Kế toán trưởng, thay cho bà Phạm Thị Ngọc Hà. Đáng chú ý, ông Khánh và Việt cùng sinh năm 1991, tuổi đời khá trẻ so với vị trí lãnh đạo của một tập đoàn lớn.
9h39
Các chỉ số bước vào phiên giao dịch mới vẫn diễn biến tích cực khi sắc xanh có phần chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực bán nhanh chóng dâng cao và khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp, trong khi HNX-Index có lúc đảo chiều giảm trở lại.
Dù vậy, lực cầu vẫn tỏ ra khá mạnh nên nhanh chóng giúp các chỉ số quay trở lại trạng thái cân bằng và biến động tích cực hơn. Các cổ phiếu như VRE, TPB, SHB, GAS, VHM, VPB... đều đồng loạt tăng giá tốt.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu hàng không vẫn biến động rất tích cực. HVN tăng 4,4% lên 25.000 đồng/cp, AST được kéo lên mức giá trần 55.400 đồng/cp, NCS tăng 6,1% lên 21.000 đồng/cp, ACV tăng 2,7% lên 84.500 đồng/cp.
Hiện tại, VN-Index tăng 4,22 điểm (0,31%) lên 1.348,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 96 triệu cổ phiếu, trị giá 2.800 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,61 điểm (0,17%) lên 351,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,2 triệu cổ phiếu, trị giá 496 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (0,23%) lên 95,05 điểm.
Thị trường chứng khoán biến động tương đối tích cực trong phiên 9/9 trước sự đi lên của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản có phần giảm so với phiên trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.579 tỷ đồng, giảm 2,9%. Khối ngoại bán ròng mạnh trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Tính tổng cộng, dòng vốn ngoại bán ròng 793 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Chứng khoán MB (MBS) cho rằng kịch bản cơ sở là thị trường tiếp tục tuy trì trạng thái đi ngang tích lũy với sự phân hóa ở các nhóm cổ phiếu.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), việc hồi phục tại ngưỡng 1.330 điểm đang ủng hộ xu hướng hồi phục trở lại ngưỡng 1.350 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 9/9, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 151,69 điểm, tương đương 0,43%, xuống 34.879,38 điểm. S&P 500 giảm 20,79 điểm, tương đương 0,46%, xuống 4.493,28 điểm. Nasdaq giảm 38,38 điểm, tương đương 0,25%, xuống 15.248,25 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 9/9. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,26%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,57%, Topix giảm 0,71%. Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 0,49%, Shenzhen Component tăng 0,07%. Hang Seng của Hong Kong giảm 2,3%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,53%. ASX 200 của Australia giảm 1,9%.
Kết thúc phiên 9/9, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 1,15 USD, tương đương 1,6%, xuống 71,45 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,16 USD, tương đương 1,7%, xuống 68,14 USD/thùng. Đây là giá đóng cửa thấp nhất đối với cả hai loại dầu kể từ ngày 26/8.