Cổ phiếu API gấp 2,2 lần trong vòng tháng rưỡi.
Cổ đông ngoại rút vốn, API tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường bàn kế hoạch tăng vốn.
Kế hoạch tăng vốn của doanh nghiệp nhiều năm nay bị phủ quyết bởi cổ đông ngoại.
Cổ đông ngoại thoái vốn
Từ đầu tháng 8, cổ phiếu của Công ty Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (APEC Investment, HNX:
API) bất ngờ tăng mạnh từ vùng giá 17.000 đồng/cp lên 36.900 đồng/cp, gấp 2,2 lần trong vòng tháng rưỡi.
Nguồn: TradingView
Sự kiện mới nhất tại doanh nghiệp này là cổ đông ngoại rút vốn và xuất hiện 2 cổ đông cá nhân. Cụ thể, Lucerne Enterprise Ltd đã bán 7,4 triệu cổ phiếu, tương đương 20,98% vốn
API và không còn là cổ đông từ 9/9. Lucerne Enterprise Ltd đầu tư vào
API từ đầu năm 2015 trong đợt phát hành riêng lẻ. Thời điểm đó, APEC Investment chào bán 10 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp, Lucerne Enterprise Ltd đã mua 7,3 triệu đơn vị.
Phiên ngày 9/9, cổ phiếu này có giao dịch thỏa thuận lên đến 12,7 triệu cổ phiếu của khối ngoại, tương đương gần 35% vốn điều lệ APEC Investment; giá trị 287 tỷ đồng.
Một cổ đông ngoại khác của
API là Asean Deep Value Fund nắm 5,6 triệu đơn vị, tương đương 15,82% vốn. Nhiều khả năng giao dịch thỏa thuận bán ngày 9/9 là của Lucerne Enterprise Ltd và Asean Deep Value Fund. Tổng sở hữu của 2 tổ chức nước ngoài ở mức 13,11 triệu đơn vị, tương đương 36% vốn công ty.
2 cổ đông mới xuất hiện gồm cá nhân Nguyễn Thu Phương mua 3 triệu cổ phiếu (8,47% vốn) và Nguyễn Ngọc Diệp mua 3,2 triệu cổ phiếu (9,04% vốn). Ngoài ra, Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) cũng đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu
API từ 20/9 đến 19/10.
Như vậy, cổ đông lớn nhất của
API sau khi nhà đầu tư ngoại rút vốn là ông Nguyễn Đỗ Lăng, Tổng giám đốc Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương, sở hữu 7,5 triệu cổ phiếu, tương đương 21,16% vốn.
Cổ phiếu APS cũng có đà tăng giá đáng kể 2 tháng qua từ vùng 10.000 đồng/cp lên 17.800 đồng/cp, tức tăng 78%. Đồng thời, cổ phiếu IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam (ông Lăng làm Thành viên HĐQT) tăng từ 13.300 đồng/cp lên 26.600 đồng/cp.
Rộng đường cho kế hoạch tăng vốn
APEC Investment là doanh nghiệp chuyên đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính, vốn điều lệ 364 tỷ đồng – được duy trì từ 2015 đến nay. Doanh nghiệp có tham vọng lớn trong lĩnh vực bất động sản và lên kế hoạch tăng vốn từ nhiều năm nay nhưng luôn vấp phải sự phản đối của các cổ đông ngoại. Asean Deep Value Fund đã từng khởi kiện
API ra tòa và buộc hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2017.
Trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, nhiều tờ trình được thông qua nhưng chỉ nhận 17,6 triệu phiếu tán thành (tương đương 57,56% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội) và gần 13 triệu phiếu có ý kiến khác (42,44%). Đặc biệt, tờ trình về phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1, phát hành ESOP, chỉnh sửa điều lệ không được thông qua vì có gần 13 triệu phiếu, tương ứng 42,44% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội không tán thành.
Ngay khi cổ đông ngoại rút vốn thì
API công bố Nghị quyết HĐQT chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền trả cổ tức năm tài chính 2020 và triển khai triệu tập ĐHĐCĐ bất thường.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ chia cổ tức tiền mặt 2020 tỷ lệ 3% với này đăng ký cuối cùng thực hiện quyền là 6/10, ngày thanh toán là 29/10.
Trong khi đó, ngày 6/10 cũng là ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ bất thường. Nội dung họp là điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2021, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, chỉ sửa điều lệ và quy chế quản trị nội bộ, quy chế hoạt động của HĐQT và BKS, bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2024, nội dung khác thuộc thẩm quyền đại hội.
Ngoài ra, APEC Investment còn triển khai bán 1 triệu cổ phiếu quỹ để bổ sung vốn lưu động. Thời gian giao dịch dự kiến trong tháng 9 sau khi được UBCKNN thông báo việc nhận đầy đủ tài liệu báo cáo bán cổ phiếu quỹ của công ty.
Theo kế hoạch tăng vốn bị phủ quyết tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, doanh nghiệp dự kiến phát hành 36,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phân phối 1:1 với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu. Nguồn vốn huy động được dùng để tăng vốn điều lệ tại Công ty Đầu tư APEC Land Huế (200 tỷ đồng), dự án APEC Mandala Wyndham Phú Yên (60 tỷ đồng), phần còn lại trả nợ ngân hàng và bổ sung vốn lưu động.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 8,6% lên 490 tỷ đồng nhờ ghi nhận doanh thu bán hàng từ các dự án đã triển khai như Royal Park Huế, Khu công nghiệp vừa và nhỏ Đa Hội, sản phẩm shophouse tại dự án tổ hợp Contotel APEC Mandala Wyndham Phú Yên. Biên lợi nhuận cải thiện cùng khoản lợi nhuận khác gần 15 tỷ đồng đã giúp lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ gấp 2,4 lần đạt 57 tỷ đồng.
Nửa đầu năm nay, doanh nghiệp báo cáo doanh thu tăng 53% lên 377 tỷ đồng, lãi sau thuế tương đương cùng kỳ năm trước đạt 29 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng