15h00
Về cuối phiên, áp lực dâng cao hơn và đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc. Trong đó, MSN giảm đến 5,2%, BVH giảm 3,9%, GVR giảm 3,8%, MWG giảm 3,4%, MBB giảm 2,4%... Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu midcap và smallcap (vốn hóa vừa và nhỏ) đồng loạt giảm sàn như DZM, HHG, VGS, KSH, DDV, PFL...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 26,18 điểm (-1,94%) xuống 1.324,99 điểm, đây là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này trong vòng hơn 1 tháng qua (phiên 23/8 giảm 2,3%). HNX-Index cũng giảm đến 6,62 điểm (-1,84%) xuống 353,01 điểm. UPCoM-Index giảm 2,31 điểm (-2,36%) xuống 95,76 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh khi áp lực bán xuất hiện "ồ ạt" vào cuối phiên. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.256 tỷ đồng, tăng 12,8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 16,4% lên 19.460 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 250 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h50
Đà giảm ngày càng bị nới rộng thêm, trong dó, VCS mất 3,8%, MWG giảm 3,3%, BVH giảm 3,9%, TPB giảm 3,6%, GVR giảm 2,7%, MSN giảm 2,4%...
Hiện tại, VN-Index giảm 18,81 điểm (-1,39%) xuống 1.332,36 điểm. HNX-Index giảm 6,28 điểm (-1,75%) xuống 353,35 điểm. UPCoM-Index giảm 2,12 điểm (-2,16%) xuống 95,95 điểm.
13h41
MWG giảm sâu 2,9% xuống 126.700 đồng/cp. Hôm nay là ngày gần 238 triệu cổ phiếu MWG về tài khoản nhà đầu tư. Đây là số cổ phiếu được phát hành trong đợt trả cổ tức hồi tháng 8 với tỷ lệ 2:1.
13h39
Ngày sau giờ nghỉ trưa đà giảm của các chỉ số bị nới rộng khi lực bán tiếp tục dâng cao ỏ nhóm cổ phiếu trụ cột. Trong đó, các cổ phiếu như VCS, MWG, BVH, TPB, GVR... đều đồng loạt giảm sâu.
VN-Index hiện giảm 10,85 điểm (-0,8%) xuống 1.340,32 điểm. HNX-Index giảm 3,94 điểm (-1,1%) xuống 355,69 điểm. UPCoM-Index giảm 1,5 điểm (-1,54%) xuống 96,57 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,24 điểm (-0,39%) xuống 1.345,93 điểm. Toàn sàn có 91 mã tăng, 313 mã giảm và 34 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,5 điểm (-0,7%) xuống 357,13 điểm. Toàn sàn có 50 mã tăng, 164 mã giảm và 35 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,18 điểm (-1,2%) xuống 96,89 điểm.
Thanh khoản thị trường nhỉnh hơn phiên sáng hôm thứ Sáu với tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.554 tỷ đồng, tăng 3%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 7,4% lên mức 9.089 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 260 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h09
Áp lực bán ngày càng tăng mạnh và đẩy hàng hàng loạt cổ phiếu có yếu tố dẫn dắt giảm sâu. Trong đó, VCS giảm 3,3%, TPB giảm 2,8%, MWG giảm 2,5%, GVR giảm 2%, VIC giảm 1,5%...
VN-Index giảm 10,95 điểm (-0,81%) xuống 1.340,22 điểm. HNX-Index giảm 4,43 điểm (-1,23%) xuống 355,2 điểm. UPCoM-Index giảm 1,41 điểm (-1,44%) xuống 96,66 điểm.
10h05
VN-Index và HNX-Index rơi vào trạng thái giằng co khi sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn là khá mạnh. Trong khi các cổ phiếu như MWG, BVH, VHM, KDC, VIC... gây áp lực thì những cái tên như PLX, PNJ, PDR, GAS, VJC... đồng loạt tăng giá.
Hiện tại, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.351,31 điểm. HNX-Index giảm 0,31 điểm (-0,09%) xuống 359,32 điểm. UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (-0,39%) xuống 97,69 điểm.
9h39
Các chỉ số bước vào phiên giao dịch mới đều được kéo lên trên mốc tham chiếu. Sắc xanh ở các cổ phiếu vốn hóa lớn chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, áp lực bán sau đó đã đang cao và khiến hàng loạt cổ phiếu trụ cột giảm giá. Trong đó, VIC và VHM đang gây rất nhiều áp lực lên thị trường chung. VIC giảm 1,5% xuống 85.700 đồng/cp, còn VHM giảm 1% xuống 78.800 đồng/cp.
Bên cạnh đó, những cổ phiếu như MWG, VIB, BVH, VCS, TPB... cũng chìm trong sắc đỏ và góp phần khiến các chỉ số đảo chiều.
Hiện tại, VN-Index giảm 3,41 điểm (-0,25%) xuống 1.347,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 101 triệu cổ phiếu, trị giá 2.286 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,59 điểm (-0,16%) xuống 359,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26 triệu cổ phiếu, trị giá 455 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (-0,39%) xuống 97,69 điểm.
9h32
Ngay từ đầu phiên giao dịch, nhóm cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái Louis" đồng loạt giảm sàn như APG, TDH, TGG, BII, VKC hay SMT. Bên cạnh đó, AGM giảm 5,5% xuống 33.800 đồng/cp, DDV giảm 6,6% xuống 28.500 đồng/cp. GKM đang là hiếm hoi thuộc nhóm này còn tăng giá với 1,1%.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh trở lại ở tuần từ 20-24/9 với thanh khoản tăng nhẹ so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch trung bình đạt 27.625 tỷ đồng, tăng 2,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh tăng 3% lên mức 25.614 tỷ đồng/phiên.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đóng góp quan trọng giúp giữ nhịp thị trường khi mua ròng 2.146 tỷ đồng. Trong khi đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) và khối ngoại lần lượt 1.404 tỷ đồng và 829 tỷ đồng.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) đánh giá thị trường có thể sẽ còn giằng co trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Theo BSC, dòng tiền đầu tư dự kiến có thể phân hóa và tập trung vào các mã cổ phiếu có KQKD quý III khả quan hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Kết thúc phiên 24/9, giá dầu Brent tương lai tăng 84 cent, tương đương 1,1%, lên 78,09 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 68 cent, tương đương 0,9%, lên 73,98 USD/thùng. Đây là giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 10/2018 với Brent và từ tháng 7/2021 với WTI. Chốt tuần, giá dầu Brent và WTI lần lượt tăng 3,7% và 2,8%. Đây là tuần tăng giá thứ 3 đối với Brent và thứ 5 với WTI chủ yếu do sản lượng tại vịnh Mexico vẫn chưa phục hồi sau bão Ida hồi cuối tháng 8. Kể từ đầu năm, giá cả hai loại dầu đều tăng khoảng 50%.
Chốt phiên 24/9, Dow Jones, S&P 500 tăng, Nasdaq giảm. Dow Jones tăng 33,18 điểm, tương đương 0,1%, lên 34.798 điểm. S&P 500 tăng 6,5 điểm, tương đương 0,15%, lên 4.455,48 điểm. Nasdaq giảm 4,55 điểm, tương đương 0,03%, xuống 15.047,7 điểm. Chốt tuần, Dow Jones tăng 0,6%, S&P 500 tăng 0,5% còn Nasdaq tăng chưa đến 0,1%.
Giá kẽm ngày 24/9 trên sàn giao dịch kim loại London, Anh ở mức 3.112,5 USD/tấn, tăng 13,1% so với đầu năm nay và khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.