Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 30/9.
PMI chính thức tháng 9 của Trung Quốc là 49,6 điểm.
Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến liên quan Evergrande sau khi Reuters đưa tin một số trái chủ chưa nhận được thanh toán cuống lãi đến hạn ngày 29/9.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,35%.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,67% còn Topix giảm 0,65%. Nhật Bản sắp có tân thủ tướng sau khi ông Fumio Kishida trở thành lãnh đạo đảng cầm quyền hôm 29/9.
Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 0,45%, Shenzhen Component tăng 1,033%. Hang Seng của Hong Kong ở chiều ngược lại, giảm 1,12%.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc tháng 9 là 49,6 điểm, thấp hơn dự báo 50,1 điểm từ giới phân tích. Trong khi đó, PMI Caixin/Markit tăng vượt kỳ vọng, từ 49,2 điểm tháng 8 lên 50 điểm.
Trung Quốc công bố PMI tháng 9 trong bối cảnh nước này vẫn trong tình trạng thiếu điện. PMI dưới 50 điểm phản ánh sự thu hẹp và ngược lại.
Cổ phiếu Evergrande niêm yết tại Hong Kong giảm hơn 3% sau khi Reuters đưa tin một số trái chủ chưa nhận được thanh toán cuống lãi đến hạn ngày 29/9.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,17%.
ASX 200 của Australia tăng 1,13%.
Phố Wall ngày 29/9 trái chiều, phục hồi phần nào sau phiên bán tháo trước đó, nhưng đà đi lên bị hạn chế bởi các lo ngại liên quan trần nợ và lạm phát. Dow Jones tăng 90,73 điểm, tương đương 0,26%, lên 34.390,72 điểm. S&P 500 tăng 6,83 điểm, tương đương 0,16%, lên 4.359,46 điểm. Nasdaq giảm 34,24 điểm, tương đương 0,24%, xuống 14.512,44 điểm.
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm – vượt 1,5% hôm 27/9 và vẫn ở trên mức này, đóng cửa phiên 29/9 ở 1,508%. Lợi suất diễn biến ngược chiều với giá.
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch châu Á với Brent mất 0,14% xuống 78,53 USD/thùng, WTI mất 0,13% xuống 74,74 USD/thùng.