• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,31 +9,61/+0,78%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,31   +9,61/+0,78%  |   HNX-INDEX   223,31   +1,06/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,07   +0,25/+0,27%  |   VN30   1.301,82   +9,88/+0,76%  |   HNX30   475,94   +4,20/+0,89%
26 Tháng Mười Một 2024 11:20:14 SA - Mở cửa
Nợ ngắn hạn của 3 'ông lớn' hàng không vượt mức 40.000 tỷ đồng
Nguồn tin: VietNam Finance | 06/09/2021 3:35:28 CH
 Theo Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không (VABA), tính đến tháng 8/2021, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của ba hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), Vietjet và Bamboo Airways đã lên tới trên 40.000 tỷ đồng. Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp hàng không đang rất bi đát.
 
 
Vietnam Airlines đã âm vốn chủ sở hữu
 
Dòng tiền hoạt động của các hãng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong đó, riêng VNA tính đến 30/6 nợ quá hạn với các đối tác, nhà cung cấp lên đến 13.337 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên 17.000 tỷ đồng và hiện đã âm vốn chủ sở hữu 2.750 tỷ đồng.
 
Mặc dù trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, Vietjet báo có lãi gộp nhưng đó là do bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính. Thực chất, Vietjet cũng bị lỗ lớn ở trong ngành nghề kinh doanh chính của hãng là vận tải hàng không. Bamboo Airways cũng trong tình cảnh tương tự…
 
Nhận định về mức thiệt hại trên, TS. Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không cho rằng: Con số thiệt hại trên chỉ là đưa cơ bản chứ chưa phải là tất cả. Năm 2020 Việt Nam ngừng các chuyến bay vận chuyển quốc tế, chỉ thực hiện các chuyến bay vận chuyển công dân về nước và chở hàng hóa.
 
Tuy nhiên, sang năm 2021, thị trường nội địa từng là cứu cánh giúp các hãng hàng không không cầm cự hầu như đã bị dừng hoàn toàn do dịch covid - 19 lan rộng.
 
"Như vậy, cả một đội tàu bay khoảng 200 chiếc phải nằm ở mặt đất, chi phí bảo dưỡng tăng rất cao trong khi các hãng vẫn phải duy trì chi phí thuê tàu bay. Có thể thấy thiệt hại là cực kỳ lớn", ông Cường nói.
 
Ông Cường cũng cho hay: Dù khó khăn, nhưng các hãng luôn sẵn sàng phục vụ các yêu cầu phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt, vẫn phải duy trì đội tàu một cách an toàn, sẵn sàng bay và đặc biệt là lực lượng phi công, thợ máy, tiếp viên và tất cả những người tham gia vào dây chuyền phục vụ vận chuyển hàng không.
 
"Hỗ trợ hàng không phải bình đẳng"
 
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tuy hàng không được đánh giá là thiệt hại nặng nề nhất trong các ngành kinh tế và đã có một số chính sách hỗ trợ như: giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; chính sách hoãn, giãn tiền thuê đất và gói giải cứu 12.000 tỷ cho Vietnam Arrlines là đang có hiệu lực.
 
Tuy nhiên, hiện tại chính sách miễn giảm phí dịch vụ hàng không mới chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và đã hết hiệu lực từ tháng 10/2020.
 
Ngoài ra, Thông tư 03 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam về cơ cấu lại nợ, lãi vay cũng đã hết hiệu lực từ tháng 6/2021; chính sách giảm phí dịch vụ hàng không tại Cảng hàng không theo Thông tư 53 của Bộ GTVT chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và đã hết hiệu lực từ tháng 10/2020.
 
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 4/2021, số nợ ngắn hạn của 3 "ông lớn" không vào khoảng 30.000 tỷ đồng thì đến tháng 8/2021, số nợ của các đơn vị trên đã "chạm ngưỡng" 40.000 tỷ đồng. Trong khi, nhiều chính sách hỗ trợ cho hàng không vẫn còn đang...tiếp tục nghiên cứu.
 
Liên quan đến vấn đề này, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng: Giao thông hàng không là huyết mạch, trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng phải duy trì huyết mạch này. Vì thế, việc "cứu" hàng không cần được triển khai nhanh chóng. Đặc biệt, chúng ta phải hỗ trợ công bằng, 
 
"Tất nhiên là mức độ hỗ trợ từng hãng cần căn cứ vào đóng góp, thị phần, lan tỏa, giải quyết việc làm khác nhau của từng hãng. Chúng ta có một ngành hàng không cạnh tranh và rõ ràng là người tiêu dùng đã hưởng lợi rất nhiều trong thời gian qua vì có sự cạnh tranh ấy", ông Lực nói.
 
Nhận định về việc các hãng hàng không Việt Nam được hỗ trợ đúng mức hay chưa? TS. Lương Hoài Nam khẳng định: "Tôi phải nói đây là khoảng cách rất lớn so với nước ngoài. Tôi mong sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các hãng hàng không Việt Nam phải thực chất hơn, đầy đủ và khẩn cấp hơn".