• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 3:37:34 CH - Mở cửa
Chứng khoán 27/1: Nhà đầu tư thể hiện rõ tâm lý nghỉ Tết, cổ phiếu lớn hoàn thành nhiệm vụ điều tiết
Nguồn tin: BizLive | 28/01/2022 4:00:00 CH
 Cả phiên HOSE giao dịch chưa nổi 20 nghìn tỷ đồng là bằng chứng rõ nhất của tâm lý nghỉ Tết. Dù vậy, tiền lớn đã rất nỗ lực để giúp thị trường không chệch hướng trước kỳ nghỉ lễ.
 
Điều chỉnh không bất thường
 
 
Hôm nay xác nhận là phiên điều chỉnh của Ngân hàng khi những mã VCB (-3,7%), STB (-0,42%), VPB (-1,2%), MBB (-0,9%), CTG (-1,99%), TCB (-0,95%) đều giảm giá.
 
Hiện tượng này không có gì bất thường bởi như đã đề cập nhóm này phần lớn đã vượt đỉnh. Giá trị giao dịch của các mã này không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc tiền rút mạnh ra.
 
Chỉ đơn giản là tâm lý nghỉ Tết những phiên cuối cùng của năm Tân Sửu khiến cho sự sôi động suy giảm.
 
Nhưng điểm hay của VN30 là khi Ngân hàng cần nghỉ ngơi thì VNM (+4,3%), SAB (+3,5%) đã được tiền lớn dùng đến để cân bằng ảnh hưởng từ Ngân hàng.
 
Lượng tiền đổ vào cả 2 mã này cũng không cần quá lớn bởi VNM chỉ cần giao dịch hơn 160 tỷ đồng và SAB là 23 tỷ đồng, đều tương đương mức bình quân 20 phiên gần nhất. Hiệu quả nhanh chóng được phản ánh vào kết quả của chỉ số.
 
 
VN-Index phiên 27/1
 
VN-Index vẫn chỉ giảm dưới 1% trái ngược hoàn toàn với những chỉ số NIKKEI 225 (-3,03%), KOSPI (-3,12%) bị bán tháo.
 
Các nhóm ngành cũng phản ứng không giống nhau với những biến đổi của VN30. Nhóm Chứng khoán đã hồi phục mạnh nhất với BSI (+6,9%), VND (+3,3%), HCM (+2,9%), CTS (+2,3%), SSI (+2,2%) đồng loạt tăng giá.
 
Nhóm Dầu khí vẫn khá bình thản với giá dầu nên phần lớn các cổ phiếu chỉ biến động trong biên độ hẹp. Nhóm Thép cũng tương tự trong khi nhóm Bất động sản chưa kết thúc được bán tháo ở các mã CII, DPG, DIG, LDG, SCR, CTD, LIG…
 
Tổng thể, cả HOSE có 291 mã giảm so với 151 mã tăng giá và 54 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index giảm 0,73% xuống 1.470,76 điểm. Giá trị giao dịch sụt giảm xuống còn 16.774 tỷ đồng.
 
Còn HNX-Index giảm 0,13% xuống 411,27 điểm. Giao dịch sàn đạt 1.949 tỷ đồng.
 
Với UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,29% xuống 108,73 điểm. Giao dịch sàn đạt 845 tỷ đồng.
 
*****
 
Sắc đỏ của VN-Index so với nhiều chỉ số châu Á vẫn khả dĩ hơn so với các thị trường đang giảm mạnh là Nhật Bản và Hàn Quốc. Các chỉ số NIKKEI 225 và KOSPI không có dấu hiệu "cầm máu" lại dù đã sập đổ hết các đường xu hướng. Hiện NIKKEI 225 giảm 3,35% còn KOSPI giảm tới 3,16%.
 
Thông tin về định hướng siết chặt chính sách tiền tệ của Fed đang thực sự gây tác động tới các thị trường phát triển trên. Được biết, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) phát tín hiệu nâng lãi suất khoảng 0,25 điểm % sắp diễn ra vào tháng 3. Ủy ban lưu ý chương trình mua trái phiếu hàng tháng sẽ diễn ra ở mức 30 tỷ USD trong tháng 2/2022. Chủ tịch Powell cho biết chương trình mua tài sản trên thực tế có thể kết thúc trong tháng 3/2022.
 
Vì vậy, dù thị trường đang có phần phân hóa khi tiền tập trung vào hết Ngân hàng thì nhà đầu tư vẫn có phần biết ơn những chuyển động tích cực này. Các mã TPB (+1,7%), LPB (+1,4%), LPB (+1%), HDB (+0,8%) vẫn cố gắng duy trì được sắc xanh trong khi VCB (-2,4%), CTG (-1,9%), MBB (-1,8%) điều chỉnh ở mức chấp nhận được.
 
VN-Index tới phiên sáng chỉ giảm 0,34% xuống 1.476,6 điểm. Giá trị giao dịch tụt giảm xuống còn dưới 10.000 tỷ đồng, phản ánh đúng sự chậm lại của dòng tiền trước Tết.
 
HNX-Index dù không được Ngân hàng phủ hết nhưng THD (+0,3%), PVS (+1,41%) cũng đang cố gắng làm tốt nhất khả năng. Chỉ số chỉ giảm 0,72% xuống 408,84 điểm. Thanh khoản sàn 1.099 tỷ đồng.
 
*****
 
Trước những phiên quan trọng...
 
Sóng Ngân hàng nổi lên trong những ngày cuối năm Tân Sửu đã giữ cho thị trường không trở nên nhạt nhòa với tâm lý nghỉ Tết. Tuy nhiên, nếu hình dung Ngân hàng như một đoàn đua thì hiện tại cũng đang chia thành 2 nhóm là top đầu đã vượt đỉnh và phần còn lại...
 
Thứ hạng để phân chia các cổ phiếu trong nhóm Ngân hàng không hẳn được chia theo diễn biến tăng giá trong phiên. Trong sáng nay, các cổ phiếu tăng tốt nhất đang là LPB (+2,8%), SHB (+1,6%), HDB (+1,5%), VPB (+0,42%)
 
Tuy nhiên, thực tế thì các mã này lại là những cổ phiếu dù cố tăng tốc nhưng chưa vượt được đỉnh tháng 6/2021. Các mã đi trước như BID (-0,7%), MBB (-1,1%), VCB (-2%), STB (-1%) trái ngược lại còn đang giảm giá.
 
Đây là các cổ phiếu đều đã vượt đỉnh cũ để mở ra khả năng lập các kỷ lục mới. Việc các cổ phiếu này điều chỉnh là dễ hiểu nhưng cách dòng tiền chốt lời và lực mua hấp thụ là điều cần hết sức chú ý. Nếu việc điều chỉnh diễn ra một cách lành mạnh thì xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn không chỉ ở những cổ phiếu này mà còn được duy trì luôn ở các mã top sau.
 
Những phiên cuối cùng của năm Tân Sửu và sang đầu năm mới sẽ rất quan trọng để nhà đầu tư quyết định việc tham gia vào cổ phiếu Ngân hàng.
 
Ngoài Ngân hàng, cổ phiếu Dầu khí cũng là nhóm rất được lưu ý vì những diễn biến tích cực của giá dầu tại vùng kháng cự 90 USD/thùng. Tuy nhiên, sự từ tốn vẫn đang được thể hiện ở cả GAS (+0,7%), PVD (+2%) lẫn PVS (+1,8%) và PVC (+0,6%) trên HNX.
 
Còn nhóm Bất động sản vẫn chưa thực sự đem lại sự tin tưởng khi cung bán ra vẫn chưa cạn. CII, FCN, NBB, DPG, HAR, DPG, LDG là những cổ phiếu vẫn còn giảm sàn. Trong khi đó, AGG (-4,2%), LIG (-3%), VCG (-2,6%), NLG (-2,1%) vẫn đang có giá "đỏ".
 
Nhóm cổ phiếu FLC lúc này đã tạm thời đã ổn định lại khi FLC (-0,5%), HAI (-0,2%), AMD (+0,8%) biến động trong biên độ hẹp. Chỉ còn cổ phiếu gặp áp lực nhất lúc này là ROS (-6,8%) vẫn ngấp nghé giá sàn.
 
Tính đến 10h30, VN-Index đang giảm xuống 1.477 điểm còn HNX-Index giảm xuống 410 điểm. Mức giảm của 2 chỉ số cho thấy Ngân hàng đang điều tiết khá tốt bởi tại châu Á 2 chỉ số NIKKEI 225 và KOSPI đang ghi nhận mức giảm sâu ở quanh 3%.

Chỉ giá dầu cao là chưa đủ với nhóm Dầu khí
 
Có vẻ như, tiền lớn chỉ muốn neo thị trường ở vùng điểm hiện tại. Ở phiên hôm qua, Ngân hàng điều chỉnh thì SAB và VNM lại tăng giá để giúp chỉ số không tuột dốc không phanh. Nhưng sáng nay thì lại có ngay một cổ phiếu khác kìm hãm đà tăng của chỉ số.
 
Lẽ ra, VN-Index đã có thể vượt được 1.480 điểm nếu như không có GAS (-4,1%) bị đạp xuống. Lực bán ra của GAS cũng không hề có gì đột biến khi cả phiên sáng chỉ mới giao dịch hơn 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn rất rõ nét khi VN-Index chỉ tăng được 1,16 điểm (+0,08%).
 
 
VN-Index sáng 28/1
 
Nếu phải cố tìm một nguyên nhân cụ thể để tháo chạy khỏi GAS nhà đầu tư cũng rất khó có được lý lẽ thuyết phục. Hiện giá dầu vẫn đang áp sát mốc 90 USD/thùng trong khi kết quả quý 4/2021 của GAS cũng ghi nhận LNST sau thuế đạt 2.029 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ.
 
Không chỉ là hiệu ứng điểm số, các mã cùng ngành cũng bị liên đới theo như PVS (-2,4%), BSR (-3,1%), PVB (-3,8%), PVD (-5,3%), PXS (-6,9%), PVC (-8,8%) đều bị tác động trên cả 3 sàn.
 
Hai chỉ số của UPCoM và HNX đều bị ảnh hưởng theo. HNX-Index bị kéo xuống dưới 410 điểm, tạm dừng phiên sáng tại 409,4 điểm (-0,45%). Còn UPCoM-Index bị kéo giảm 0,17% xuống 108,55 điểm.
 
*****
Ngân hàng không cho mua lại giá thấp hơn?
 
Ngân hàng gần như chỉ điều chỉnh ở đúng phiên hôm qua và lại trở lại cuộc đua tăng giá một cách nhanh chóng vào đúng phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu.
 
Các mã được xem ở top đầu trong cuộc đua tăng giá không cho tiền có cơ hội để mua lại các vùng giá thấp hơn. MBB (+3,2%) trở lại tự tin và đã vượt luôn mức giá 34.000 đồng/cổ phiếu còn BID (+1,9%), STB (+1,3%), TPB (+2,7%) cũng tăng giá khá tốt. Riêng EIB còn có lúc tăng trần và đang cố gắng lập kỷ lục giá mới
 
Top các cổ phiếu đi sau là VPB (+2,1%), VIB (+2,2%), CTG (+0,5%), LPB (+1,2%) cũng đang phải nỗ lực tăng tốc để không mất cơ hội hút tiền vào.
 
Hiện các mã Ngân hàng đang xuất hiện áp đảo trong top 10 cổ phiếu thanh khoản của thị trường với 5/10 mã lần lượt là MBB, VPB, TPB, TCB, STB.
 
Rổ VN30 cũng hưởng ứng rất mạnh theo Ngân hàng khi các cổ phiếu như MSN (+3,2%), VRE (+2,8%), FPT (+2,4%), POW (+1,8%) tăng giá hầu như không mấy thua kém. Số mã tăng trong VN30 lúc 10h30 là 21 mã so với 6 mã giảm và 3 mã đứng giá tham chiếu.
 
Thanh khoản phiên ngay trước Tết suy giảm là điều không thể tránh khỏi. Nhưng VN30 vẫn có được "đất diễn" với khoảng 48% giá trị khớp lệnh của cả HOSE.
 
Phần còn lại không mấy dễ dàng cho nhà đầu tư đang nắm giữ các cổ phiếu không nằm trong rổ. Những trường hợp tăng giá trên 3% như FRT (+4,82%), BSI (+7%) là khá hiếm hoi.
 
Thậm chí, những mã Bất động sản vẫn còn những tàn dư của đợt tháo chạy như DIG (-6,95%), LDG (-6,91%), DRH (-6,9%), VPH (-6,8%) còn giảm sàn.
 
FLC (-0,5%) cùng những cổ phiếu vệ tinh như AMD (-1,7%), KLF (-1,8%), HAI (-2,3%) thực tế đang dần có sự ổn định. Hiện ROS (-5,7%) cũng không còn bị bán ồ ạt ra nữa sau khi xuống vùng giá 6.500 đồng/cổ phiếu.
 
Tính đến 10h30, VN-Index tăng lên 1.477 điểm còn HNX-Index lình xình quanh vùng giá 410 điểm. Các mã Bất động sản tại HNX như CEO (-4,35%), IDC (-0,33%), L14 (-6,05%) cũng đã dần hấp thụ xong lực cung tháo chạy.