Do không còn hợp nhất báo cáo của Bamboo Airways cùng việc chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của Tập đoàn FLC giảm mạnh so với năm liền trước.
Công ty CP Tập đoàn
FLC (
FLC) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước nhưng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi sau quý III đầy khó khăn.
Cụ thể, trong quý cuối cùng của năm 2021, khi các hoạt động kinh tế xã hội dần mở cửa trở lại sau thời gian giãn phong tỏa phòng chống dịch Covid-19,
FLC đã ghi nhận về 1.167 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
So với cùng kỳ năm 2020, số thu này vẫn thấp hơn 67%, tương đương mức giảm ròng hơn 2.400 tỷ đồng.
Lợi nhuận suy giảm
Nguyên nhân chính dẫn tới doanh thu giảm mạnh trong quý vừa qua là do
FLC không còn là công ty mẹ của Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), nên không còn được hợp nhất báo cáo tài chính của hãng hàng không này, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu mảng dịch vụ.
Trong giai đoạn không còn hợp nhất kết quả kinh doanh ở mảng hàng không,
FLC lại thu về khoản lãi gộp 310 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 596 tỷ.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, giá vốn hàng bán của
FLC giảm ở cả 3 mảng kinh doanh chính gồm hàng hóa đã bán, thành phẩm; bất động sản và dịch vụ đã cung cấp. Tuy nhiên, mức giảm lớn nhất vẫn đến ở mảng dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp tập đoàn có lãi gộp dương trở lại trong quý IV/2021.
Tuy nhiên, trong khi hoạt động kinh doanh chính cải thiện tích cực, doanh thu hoạt động tài chính của
FLC lại giảm gần 88% trong quý vừa qua, mang về 444 tỷ đồng, trong khi kỳ trước đóng góp tới 3.689 tỷ.
Chỉ tiêu này cùng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao và khoản lỗ trong công ty liên doanh liên kết đã ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận trước và sau thuế của
FLC.
Kết quả, nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng này chỉ thu về 52 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý cuối năm 2021, giảm tới 98% so với cùng kỳ. Lãi ròng sau khi trừ thuế thu nhập tập đoàn này đạt được cũng chỉ là gần 15 tỷ đồng, giảm 99%.
Tuy vậy, so với quý liền trước, kết quả lợi nhuận này của
FLC đã tăng tới 160%.
Lũy kế cả năm 2021,
FLC đạt 6.772 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần một nửa so với năm 2020. Tương tự diễn biến quý IV,
FLC cho biết do ảnh hưởng của đại dịch và không còn hợp nhất báo cáo tài chính của Bamboo Airways đã khiến doanh thu hợp nhất giảm mạnh.
Trong khi đó, giá vốn hàng bán cả năm giảm mạnh hơn đã giúp
FLC có lãi gộp 413 tỷ đồng năm vừa qua, trong khi năm 2020 lỗ gộp 3.172 tỷ đồng.
Dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng đều giảm mạnh trong năm vừa qua nhưng vẫn với kịch bản doanh thu tài chính giảm 73% cùng khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 của
FLC đã giảm tới 61%, chỉ đạt 163 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng sau thuế cả năm giảm tương ứng gần 73%, đạt 84 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp
FLC ghi nhận kết quả lợi nhuận đi lùi, cũng là năm có mức lãi thấp nhất kể từ 2013 đến nay.
Kỳ vọng lãi lớn năm nay
Năm 2021,
FLC dự kiến ghi nhận 15.250 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 880 tỷ. Như vậy, kết quả thực tế công ty này đạt được chỉ là 44% kế hoạch doanh thu và chưa đầy 10% chỉ tiêu lợi nhuận.
Dù vậy, trong năm 2022 này, ban lãnh đạo
FLC vẫn đặt ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với doanh thu gần 27.000 tỷ và lợi nhuận 2.100 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu doanh thu lớn nhất vẫn thuộc về lĩnh vực bất động sản, với mục tiêu hơn 18.000 tỷ đồng, chiếm 67% tổng doanh thu hợp nhất.
Ngoài ra, các lĩnh vực thương mại, sản xuất, du lịch và các dịch vụ khác dự kiến đóng góp gần 33% còn lại.
Nếu tính thêm các lĩnh vực bổ trợ như hàng không và xây lắp, kế hoạch doanh thu của toàn hệ thống
FLC năm nay vào khoảng 42.000 tỷ đồng.
Trên báo cáo tài chính riêng của tập đoàn mẹ,
FLC cho biết tỷ lệ nắm giữ tại Bamboo Airways của hãng đến cuối năm 2021 đã giảm về 21,7%, thấp hơn mức 25,88% tại thời điểm tháng 6/2021.
Khoản đầu tư này có giá gốc 4.015 tỷ đồng, nhưng đang được
FLC trích lập dự phòng gần 388 tỷ đồng, tương đương giá trị hợp lý còn lại đạt 3.627 tỷ.
Lãnh đạo
FLC cũng cho biết hiện hãng bay này đã mở rộng gần 70 đường bay nội địa, trong đó có nhiều đường bay thẳng chưa từng được hãng nào khai thác như Hà Nội - Rạch Giá; TP.HCM - Điện Biên…