• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:09:14 CH - Mở cửa
Tín hiệu mới về dòng vốn cho thị trường chứng khoán
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 11/10/2022 8:55:23 SA
Bất chấp áp lực rút vốn trên toàn cầu dưới tác động tăng tốc hút tiền của Fed, dòng vốn qua kênh ETF đã đảo chiều quay lại thị trường chứng khoán Việt sau thời gian chững lại. Cùng với đó, việc thị trường điều chỉnh giảm sâu đã đưa định giá VN-Index về mức rất rẻ. Nhờ đó, dòng vốn vào thị trường sẽ được cải thiện và chứng khoán Việt vẫn được đánh giá có thể mang lại tăng trưởng thu nhập cao.
 
Thống kê từ đầu tháng 10, các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 1.800 tỷ đồng. Ấn tượng nhất là “thỏi nam châm” Fubon FTSE Vietnam ETF với giá trị hơn 900 tỷ đồng. Như vậy, sau 5 tháng giảm tốc hút tiền, quỹ ETF này tiếp tục mạnh mẽ trở lại. Đây cũng là quỹ ETF duy nhất không bị rút ròng trong bất kỳ tháng nào kể từ đầu năm với giá trị dòng tiền vào đến thời điểm hiện tại đã lên đến gần 7.200 tỷ đồng.
 
Các quỹ ETF hút ròng trở lại hàng nghìn tỷ
 
Sau 3 tháng liên tiếp bị rút vốn với giá trị hơn 1.800 tỷ đồng trong quý III vừa qua, DCVFM VNDiamond ETF đã ghi nhận sự trở lại tích cực. Từ đầu tháng 10, quỹ này đã hút ròng trở lại khoảng 335 tỷ đồng, nâng giá trị dòng tiền vào từ đầu năm lên 4.100 tỷ đồng. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, quỹ này cũng là thỏi nam châm hút tiền mạnh nhất thị trường với giá trị gần 5.600 tỷ đồng.

 
Thống kê từ đầu tháng 10, các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 1.800 tỷ đồng. (Ảnh: Int)
 
Tương tự, DCVFM VN30 ETF cũng hút ròng hơn 400 tỷ đồng - con số lớn nhất kể từ đầu năm. Trước đó, quỹ này đã bị rút vốn mạnh trong 7/9 tháng đầu năm và chỉ hút ròng nhẹ trong tháng 4 và 5 với tổng giá trị chưa đến 300 tỷ đồng.
 
Đáng chú ý, với lượng hút ròng 247 tỷ đồng kể từ đầu tháng 10, dòng vốn rút ra VNM ETF tính từ đầu năm đã được thu hẹp xuống còn khoảng 900 tỷ đồng. Điều này cũng mang tới hi vọng tích cực về cơ hội quỹ sẽ có tháng đầu tiên không bị rút ròng. Bởi 9 tháng qua, quỹ này đã bị rút ròng liên tục với giá trị gần 1.200 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, mặc dù dòng vốn vào SSIAM VNFinLead ETF bị rút ròng 52 tỷ đồng từ đầu tháng 10 sau khi hút vốn trong 6 tháng liên tiếp và FTSE Vietnam ETF cũng đang chững lại sau 3 tháng hút tiền đầy khởi sắc, song tính từ đầu năm đến nay, 2 quỹ này đều đang hút tiền với giá trị lần lượt hơn 450 tỷ và gần 200 tỷ đồng.
 
Không chỉ vậy, bất chấp thị trường diễn biến tiêu cực nhưng nhiều quỹ ngoại vẫn “không ngại” rót vốn vào TTCK Việt.
 
Chẳng hạn như quỹ đầu tư từ Hong Kong CSOP FTSE Vietnam 30 ETF dự kiến sẽ đầu tư 100% tài sản vào các cổ phiếu Việt Nam và theo chiến lược lấy mẫu đại diện mô phỏng lại chỉ số tham chiếu tập trung vào 30 cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản sôi động.
 
Trước đó, ETF thứ 3 thuộc Dragon Capital là DCVFM VNMidcap ETF - nhóm ưa thích của nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhất là trong 2 năm trở lại đây nhờ thanh khoản tốt và có mức biến động giá khá lớn, cũng đã chính thức niêm yết từ ngày 29/9 vừa qua. Đây là quỹ đầu tiên tham chiếu theo rổ VNMidcap - chỉ số xây dựng từ 70 cổ phiếu của những doanh nghiệp tầm trung đang niêm yết trên HoSE.
 
Được biết, sắp tới đây, KIM Growth VNFinselect ETF – quỹ đầu tiên tham chiếu theo rổ chỉ số VNFinselect (mô phỏng các cổ phiếu trong ngành Tài chính) cũng sẽ được cho ra mắt. Danh mục của ETF này bao gồm những cổ phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán hàng đầu về thanh khoản và vốn hóa.
 
Có thể thấy, trong bối cảnh xu hướng rút vốn đang diễn ra trên toàn cầu do động thái tăng tốc hút tiền của Fed, dòng vốn lại đang có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam qua các quỹ ETF. Điều này được đánh giá là tín hiệu tích cực cho TTCK bởi nếu nhìn lại quá khứ, TTCK thường có sự đồng pha nhất định với xu hướng của dòng vốn ETF. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những ETF mới hứa hẹn sẽ mang thêm nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư, cũng như đem đến điểm sáng mới thu hút dòng vốn đổ vào TTCK thời gian tới.
 
Rất rẻ cho mục tiêu trung và dài hạn
 
Nhìn chung, các quỹ ETF thường là “sân chơi” của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc hàng nghìn tỷ vẫn đổ vào TTCK Việt qua các quỹ ETF cho thấy triển vọng của TTCK Việt vẫn được đánh giá hấp dẫn, đặc biệt trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
 
“Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Nhờ môi trường nội địa lẫn toàn cầu thuận lợi, GDP Việt Nam đã tăng trưởng 15 lần trong 25 năm qua. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á duy nhất duy trì tăng trưởng kinh tế dương trong 2 năm gần đây bất chấp đại dịch COVID-19. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á”, CSOP, công ty quản lý tài sản tập trung vào đầu tư tại thị trường Trung Quốc cho biết.
 
Hơn nữa, sau khi VN-Index giảm sâu tới 500 điểm từ đầu năm 2022 đến nay, đã có hàng trăm cổ phiếu rơi về dưới mệnh giá và cổ phiếu “trà đá” cũng tăng đột biến. Kéo theo đó, định giá VN-Index đang về mức hấp dẫn, thậm chí còn được đánh giá là rất rẻ cho mục tiêu tích lũy trung và dài hạn.
 
Cụ thể, sau phiên 7/10, P/E VN-Index ở mức 9,96 lần, thấp hơn cả mức đáy COVID-19 cuối tháng 3/2020, và là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
 
Bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành Khối đầu tư Chứng khoán và Trái phiếu VinaCapital nhận xét, TTCK Việt đang rất rẻ so với khu vực khi so sánh P/E của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN và TIP (bao gồm Thái Lan, Indonesia và Philippines). Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cũng vượt bậc so với các nước trong khu vực ASEAN.
 
“Kết hợp với lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu với lãi suất tiền gửi 12 tháng của Vietcombank trong vòng 10 năm cho thấy mức hấp dẫn của việc nắm giữ cổ phiếu cao hơn so với gửi tiết kiệm. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn 5-10 năm, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để nắm giữ cổ phiếu mặc dù phía trước vẫn còn những yếu tố bất định”, bà Thu khuyến nghị.
 
Tương tự, các chuyên gia của VNDirect cho rằng, định giá thị trường hiện tại thậm chí còn thấp hơn so với giai đoạn 2017-2019 khi mặt bằng lãi suất huy động ở mức cao hơn hiện nay, trung bình 12 tháng ở mức 7,0%. 
 
“TTCK Việt chắc chắn vẫn có thể mang lại tăng trưởng thu nhập cao với mức định giá hợp lý", ông Hiroshi Funaki, Giám đốc quỹ VietNam Holding Limited nhấn mạnh.