• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 5:30:05 CH - Mở cửa
Bộ Công Thương đề nghị làm tiếp 2.360 MW điện mặt trời
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 16/10/2022 6:20:00 CH
Theo Bộ Công Thương, việc tiếp tục cho phép triển khai các dự án điện mặt trời để tránh rủi ro pháp lý, khiếu kiện, đền bù cho các nhà đầu tư, gây lãng phí tài sản xã hội...
 
Bộ Công Thương vừa có tờ trình Thủ tướng Phạm Minh Chính về quy hoạch phát triển điện quốc gia tới 2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện VIII). Theo đó, Bộ này kiến nghị tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 2.360 MW (giảm so với con số đã báo cáo do một số dự án các chủ đầu tư không thực hiện tiếp).
 
 
Giải thích nguyên nhân, Bộ cho biết nhiều dự án điện mặt trời (trừ các dự án không thực hiện tiếp) đều đã triển khai trên thực tế ở các giai đoạn khác nhau, đã có phát sinh chi phí khoảng 12.700 tỷ đồng.
 
Việc cho phép các dự án, hoặc phần dự án trên tiếp tục làm để tránh rủi ro pháp lý, khiếu kiện, đền bù cho các nhà đầu tư, gây lãng phí tài sản xã hội, tránh xảy ra mất trật tự an toàn xã hội, xuất hiện các điểm nóng tại khu vực đã giao đất dự án.
 
Do đó, Bộ Công Thương đề xuất về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 2.360,42 MW (giảm so với con số đã báo cáo do một số dự án các chủ đầu tư không thực hiện tiếp).
 
Điều kiện được tiếp tục triển khai là các dự án đó phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng...
 
"Nếu trong các dự án nêu trên, phát hiện có vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật", Bộ nêu rõ.
 
 
Việc cho làm tiếp các dự án điện mặt trời đã có nhà đầu tư đến năm 2030 để tránh rủi ro pháp lý và lãng phí tài sản xã hội. Ảnh: EVN.
 
Đồng thời, các dự án này cũng chỉ được phép triển khai phù hợp với hạ tầng lưới điện khu vực và khả năng hấp thụ chung của hệ thống điện quốc gia (Bộ Công Thương và EVN sẽ tính toán, kiểm tra với từng dự án).
 
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cho biết đã có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ đề nghị cung cấp thông tin về việc chấp hành pháp luật và vi phạm (nếu có) của các dự án điện mặt trời đã có trong quy hoạch được duyệt và xin ý kiến về đề xuất nêu trên.
 
Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thanh tra Chính phủ, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và EVN kiểm tra, rà soát từng dự án trong danh mục để xem xét, xử lý phù hợp.
 
Hồi tháng 7, Bộ Công Thương đã kiến nghị tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030, các dự án, hoặc phần dự án đã hoàn thành thi công với tổng công suất khoảng 452,62 MW và các dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất khoảng 1.975,8 MW nhưng chưa vận hành.