• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 6:54:14 SA - Mở cửa
Hàn Quốc, Nhật Bản chuộng mua, xuất khẩu viên nén gỗ tăng gần 83%
Nguồn tin: Báo Hải quan | 29/10/2022 7:50:00 CH
 Trị giá xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng từ 165 triệu USD vào năm 2017 lên 413 triệu USD năm 2021. 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 568 triệu USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021.
 
Phát biểu khai mạc Đại hội thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức chiều ngày 28/10, tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài, Trưởng ban vận động thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam cho biết: viên nén gỗ, chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp, vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn.
 
 
Trị giá xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng từ 165 triệu USD vào năm 2017 lên 413 triệu USD năm 2021. 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 568 triệu USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021.
 
“Trị giá xuất khẩu viên nén gỗ đã tăng vọt trong 10 tháng đầu năm nay là do Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh sử dụng viên nén gỗ để sản xuất điện thay cho dầu đang tăng giá do cuộc xung đột Nga –Ukraine”, ông Phong nói.
 
Theo thống kê, hàng năm cả nước có khoảng 20 triệu m3 củi, cành nhánh và vỏ bào, mùn cưa. Với lượng nguyên liệu như vậy, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ mặc dù tăng cao trong thời gian qua nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của ngành.
 
Nguyên nhân được ông Phong chỉ ra là bởi còn có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn sản xuất, quy định về chất lượng sản phẩm; nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng bộ, chất lượng kém, đẩy giá xuất khẩu xuống thấp.
 
Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có chính sách riêng biệt hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ nên chưa khai thác được hết tiềm năng của ngành sản xuất viên nén gỗ.
 
Ông Phong cũng đề cập tới khía cạnh, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến viên nén gỗ chưa có tiếng nói chung trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu, mạnh ai lấy làm trong xuất khẩu.
 
“Những khó khăn, hạn chế nêu trên một doanh nghiệp không thể giải quyết được, cần có sự đoàn kết, thống nhất của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, việc thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam nhằm đoàn kết, thống nhất các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ, giải quyết những khó khăn vướng mắc, đảm bảo cho ngành công nghiệp sản xuất viên nén gỗ phát triển bền vững, hiệu quả là hết sức cần thiết”, ông Phong nhấn mạnh.
 
 
Ra mắt Ban chấp hành Chi hội viên nén gỗ Việt Nam nhiệm kỳ 1 giai đoạn 2022-2025. Ảnh: NT
 
Phát biểu tại Đại hội, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cũng nhìn nhận, thời gian qua, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Hiện cả nước có khoảng trên 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ.
 
Ngành gỗ Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển như nguồn nguyên liệu dồi dào; nhiều doanh nghiệp hoạt động căn cơ, bài bản, có sự tăng trưởng lớn mạnh và có uy tín lớn trên thị trường quốc tế.
 
“Tôi hy vọng sau đại hội sẽ có một Chi hội viên nén gỗ Việt Nam có tiếng nói, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nói riêng và ngành gỗ nói chung”, ông Nghĩa nói.
 
Thời gian tới đây, ngành gỗ sẽ tiếp tục có sự phát triển, phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng, cơ quan quản lý các cấp để kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
 
“Chúng tôi cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, hành lang pháp lý tốt nhất để các doanh nghiệp ngành gỗ phát triển, qua đó tạo động lực phát triển ngành trồng rừng, phát triển rừng để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu người dân đang sinh sống phụ thuộc vào nghề rừng”, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh.
 
Theo kết quả đại hội, ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội viên nén gỗ Việt Nam nhiệm kỳ 1 2022-2025.
 
Chi hội viên nén gỗ Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Phương hướng hoạt động của Chi hội viên nén gỗ Việt Nam là: đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên theo quy định của pháp luật; góp ý, phản biện các chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; làm cầu nối giữa các hội viên với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và cơ quan chức năng để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Chi hội theo quy định pháp luật; hỗ trợ, cung cấp các hoạt động về đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu tư, hợp tác, trợ giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh, thông tin thị trường xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.