• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:56:36 CH - Mở cửa
Cổ phiếu blue-chips nỗ lực “cân” chỉ số, VCB tăng gần 19% kể từ đáy
Nguồn tin: Vneconomy | 31/10/2022 3:52:33 CH
Đà giảm giá vẫn áp đảo trong phiên đầu tuần, nhưng VN-Index kết phiên tăng nhẹ 0,58 điểm nhờ sức mạnh của một số cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó VCB nổi bật. Kết quả kinh doanh đang khiến giá cổ phiếu phân hóa mạnh, nhiều mã giảm rất sâu. Việc chỉ số được neo giữ đang khiến diễn biến về thị trường kém chính xác...

 
Một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt hôm nay là nguyên nhân giúp VN-Index vẫn xanh, trong khi số mã giảm giá lại áp đảo.
 
Đà giảm giá vẫn áp đảo trong phiên đầu tuần, nhưng VN-Index kết phiên tăng nhẹ 0,58 điểm nhờ sức mạnh của một số cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó VCB nổi bật. Kết quả kinh doanh đang khiến giá cổ phiếu phân hóa mạnh, nhiều mã giảm rất sâu. Việc chỉ số được neo giữ đang khiến diễn biến về thị trường kém chính xác.
 
Kết phiên, VN-Index chỉ có 138 mã tăng/317 mã giảm. VN30-Index có 13 mã tăng/13 mã giảm và chỉ số này giảm nhẹ 2,65 điểm. Bù lại, một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất lại tăng rất tốt.
 
VCB có phiên tăng 2,65% leo lên mức cao nhất của tháng 10 và tăng 18,55% kể từ đáy ngày 11/10 vừa qua. VCB đem lại cho chỉ số gần 2,3% điểm. Tuy vậy, VCB lại không đủ để đại diện cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cả 3 sàn chỉ có 11/27 mã nhóm này tăng giá. Ngoài VCB, có thêm SHB tăng 4,09%, CTG tăng 2,29%, BID tăng 2,22%, TCB tăng 0,82% là đáng chú ý.
 
Mức tăng mạnh của VCB cũng thể hiện rõ nét sự phân hóa về giá. Dù thị trường rất yếu, VN-Index tăng hầu như không đáng kể, chỉ khoảng 4,24% tính theo mức đóng cửa kể từ đáy, thì một số cổ phiếu tăng rất khá, trong đó có VCB. Hay như VNM cũng tăng gần 13%, VCB tăng 28%, BID tăng 21%, CTG tăng 24%... Ngược lại cũng có rất nhiều cổ phiếu khác không những không tăng mà còn lao dốc sâu hơn.
 
Hôm nay biến động giá cũng cho thấy yếu tố nhóm ngành ít có giá trị. Cũng giống như ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán thậm chí xuất hiện HCM tăng kịch trần, VCI tăng 5,22%, SSI tăng 2,52% nhưng cũng có cả loạt cổ phiếu khác giảm mạnh 3% tới 9% giá trị. Nhóm hóa chất, bán lẻ hay xây dựng cũng có mã tăng mạnh, thậm chí kịch trần thì cả tá cổ phiếu khác cùng ngành có thể giảm sàn.
 
Riêng nhóm thép hôm nay chịu tác động nặng nề từ kết quả kinh doanh bi đát. HPG giảm sàn dưới áp lực của 66,3 triệu cổ phiếu bán tháo, chưa kể dư bán sàn rất lớn. HSG cuối phiên cũng sàn dù còn dư mua sàn nhẹ. NKG chung số phận với HPG, mất thanh khoản phía bán ở giá sàn. POM giảm 4,55%, TVN giảm 3,51%, VGS giảm 9,26%, TLH giảm 4,33%. Dù HPG được bắt sàn đáng kể, nhưng lực mua vẫn không thể đảo ngược tình thế. Mặt khác, giá rơi thủng đáy 2 năm cũng tạo áp lực cắt lỗ rất mạnh.

 
VN-Index được đẩy vừa đủ qua tham chiếu, ghi nhận một phiên tăng.
 
Với độ rộng rất hẹp, thị trường vẫn đang xác nhận trạng thái giảm giá là phổ biến. Điều này mau thuẫn với khả năng đi ngang ở chỉ số VN-Index. Nếu nhà đầu tư quá quan tâm tới chỉ số này thì rủi ro là không hề nhỏ, vì hàng loạt cổ phiếu tương tự như nhóm thép, đã liên tục phá đáy. Mặt khác, việc một vài cổ phiếu đại diện nhóm ngành tăng giá không có nghĩa là các cổ phiếu khác cùng ngành cũng sẽ tăng.
 
Thanh khoản hôm nay tăng gần 13% với mức khớp lệnh hai sàn niêm yết đạt 10.554 tỷ đồng. HoSE cũng ghi nhận tăng 13,5% lên 9.841 tỷ đồng. Tuy nhiên mức tăng này có ảnh hưởng của hoạt động bán tháo cực mạnh tại HPG và DIG, cả hai mã đều giảm kịch sàn với thanh khoản rất cao. HPG khớp tới 1.039,5 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với phiên trước. DIG khớp 338,5 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi. Loại trừ hai mã này thì phần còn lại của thị trường thanh khoản HoSE chỉ tương đương phiên cuối tuần trước. Thậm chí nếu tính tổng giao dịch cả 3 sàn, thanh khoản còn giảm 14%, chỉ đạt 12.526 tỷ đồng.
 
Nhà đầu tư nước ngoài là điểm sáng nhẹ khi quay đầu mua ròng 230,1 tỷ đồng trên HoSE. Tuần trước khối này xả ròng tiêng cổ phiếu HoSE tới 3.666 tỷ đồng. HPG phiên này bị khối ngoại tháo chạy hơn 21,2 triệu cổ, tương đương 32% tổng thanh khoản. Giá trị bán ròng ở mã này tới 316,6 tỷ đồng. VIC, NVL, KBC, DPM, VCI cũng bị bán ròng khá lớn. Phía mua ròng có KDH +104,8 tỷ, MSN +66,5 tỷ, VNM +45,3 tỷ, DGC +41,8 tỷ, VHM +37,6 tỷ và chứng chỉ quỹ FUESSVFL +266 tỷ đồng.