Mảng bất động sản – thế mạnh một thời của Tập đoàn Hà Đô đã chứng kiến sự lao dốc về doanh thu trong quý 3/2022.
CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE:
HDG) tiền thân là xí nghiệp xây dựng của Bộ Quốc phòng được thành lập năm 1990.
Năm 2004, Công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Năm 2017, Bộ Quốc phòng đã thoái toàn bộ số vốn ở doanh nghiệp và hiện
HDG đang hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bất động sản, năng lượng, xây lắp, thương mại dịch vụ.
Hiện nay, Hà Đô có 14 công ty con và 1 công ty liên kết, trong đó, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng gồm Công ty cổ phần Năng lượng Agrita, Công ty cổ phần Thủy Điện Sông Tranh 4, Công ty TNHH MTV Điện gió Hà Đô Thuận Nam, Công ty cổ phần Năn lượng Hà Đô, Công ty TNHH Năng lượng Surya Prakash…
Mảng năng lượng “cứu cánh” cho bất động sản
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 39% và 25% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng 895 tỷ đồng và 310 tỷ đồng.
Thế nhưng, khi nhìn vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ lại ghi nhận sự thụt lùi đáng kể. Doanh thu của công ty mẹ giảm 51% do với quý 3/2021, chỉ đạt hơn 307 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế giảm sâu 62%, còn 126 tỷ đồng so sánh với mức hơn 314 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế của CTCP Tập đoàn Hà Đô (Giai đoạn 2017 - 2021)
Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hà Đô đạt gần 15.870 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với thời điểm đầu năm.
Trong khi đó, hàng tồn kho tăng 12% lên 1.529 tỷ đồng, chủ yếu tăng giá trị các công trình xây dựng dở dang và hàng hóa.
Ngoài ra, doanh nghiệp có 792 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tập trung chủ yếu tại hai dự án là Khu đô thị Linh Trung (hơn 490 tỷ đồng), Khu nghỉ dưỡng Bảo Đại (hơn 189 tỷ đồng),…
Nợ phải trả của Hà Đô tính đến hết quý 3/2022 là hơn 9.405 tỷ đồng, giảm 1.096 tỷ đồng so với đầu năm (chiếm hơn 59% nguồn vốn, gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu).
Trong đó, chủ yếu là do khoản nợ vay tài chính giảm 780 tỷ về gần 6.595 tỷ (5.559 tỷ đồng là nợ vay ngân hàng). Với vốn chủ sở hữu 6.465 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hà Đô là 1,45 lần.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính trong 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp âm gần 727 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản tiền thu về từ đi vay giảm mạnh còn 148 tỷ đồng.
Chi phí xây dựng dở dang của HDG tại các dự án.
Đáng chú ý,
HDG giải trình lý do đến từ doanh thu tài chính giảm. Tuy nhiên, thực tế là trong năm 2022 thì hoạt động kinh doanh của công ty mẹ
HDG đã tỏ ra đuối sức khi nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, nhưng được các mảng năng lượng đỡ lại.
Điều này được thể hiện rõ khi nhìn vào cơ cấu doanh thu, mảng năng lượng (thủy điện, điện mặt trời và điện gió) thế chỗ bất động sản trở thành mảng đóng góp tỷ trọng lớn nhất 59% với 1.463 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Hà Đô đã hoàn tất xây dựng nhà máy điện gió 7A vận hành thương mại đúng tiến độ hưởng giá FIT 8,5 cents/kWh, thủy điện Sông Tranh 4 và thủy điện Đăk Mi 2 phát điện vào tháng 9/2021. Qua đó, tổng công suất phát điện toàn tập đoàn được nâng lên 462 MW.
Phân bổ doanh thu của CTCP Tập đoàn Hà Đô trong quý 3/2022.
Hà Đô có tham vọng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với mục tiêu quy mô phát điện 1 GW trong tương lai. Doanh nghiệp đang triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư các dự án điện gió mới trước khi có quy hoạch điện VIII và cơ chế giá điện.
Doanh thu dịch vụ khách sạn cùng với doanh thu cung cấp dịch vụ và cho thuê bất động sản đầu tư ghi nhận hơn 260 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, mảng bất động sản từng là mảng chủ chốt đã suy giảm với doanh thu chỉ 796 tỷ đồng, giảm 41% và chỉ còn chiếm vỏn vẹn 32% tổng doanh thu. Trong đó, doanh thu chủ yếu từ dự án Hado Charm Villas. Tập đoàn cho biết sẽ tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công dự án này để bàn giao cho khách hàng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.
Mảng bất động sản khó tăng tốc
Trong bối cảnh mảng năng lượng trở thành “cứu cánh” giúp cho Hà Đô có kết quả kinh doanh ấn tượng trong thời qua, thì mảng bất động sản – thế mạnh một thời của doanh nghiệp này đến nay đang vướng vào không ít khó khăn.
Mặc dù sở hữu quỹ đất khá lớn nhưng nhiều dự án bất động sản của Tập đoàn Hà Đô đang trong tình trong tình trạng “bất động”.
Trong nửa cuối năm 2022,
HDG sẽ tập trung triển khai các dự án bất động sản trọng điểm như Bảo Đại. Dịch Vọng, CC3, CC1, HH, 62 Phan Đình Giót, Tạ Quang Bửu, Linh Trung Quận 8...
Tuy nhiên, nhìn vào con số ở Báo cáo tài chính chốt ngày 30/09/2022 thì có thể thấy chi phí xây dựng dở dang ở một số dự án không tăng đáng kể so với con số đầu năm, tổng chi phí thậm chí còn giảm, điều này đặt ra câu hỏi về tiến độ triển khai thực sự các dự án của
HDG.
Đơn cử như tại dự án khu nghỉ dưỡng Bảo Đại tại Nha Trang, Khánh Hoà đã được triển khai 10 năm nay, qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa đủ về mặt pháp lý, công trình di tích cần bảo tồn thì đang bị hư hại nghiêm trọng.
Từ năm 2013 đến năm 2015, công ty con do
HDG góp phần đã nhiệt tình dọn sạch cảnh quan để xây biệt thự, khách sạn, nhà hàng, quán bar... trong khi 5 ngôi biệt thự tại khu di tích lầu Bảo Đại thì bị xuống cấp lại không được trùng thu.
Năm 2016 dự án bị buộc dừng thi công lần một, năm 2018 Sở Xây dựng Khánh Hòa tiếp tục kiểm tra và phát hiện thêm sai phạm nhưng chủ đầu tư không chấp hành dừng thi công.
Đến cuối năm 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mà theo đó, ngoài 5 biệt thự hiện hữu sẽ được tôn tạo, chủ đầu tư được phép xây 35 căn biệt thự mới (giảm một căn so với quy hoạch cũ) với chiều cao tối đa 5 tầng và mật độ xây dựng gộp tại dự án là gần 1,3 ha chiếm 14,5%. Hơn 8.200 m2 đất ở diện "không hình thành đơn vị ở" tại dự án đã được chuyển đổi thành đất thương mại dịch vụ để xây 20 căn biệt thự. Dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý 3/2023.
Công trình Thương mại Dịch vụ CC3 do CTCP Tập đoàn Hà Đô làm Chủ đầu tư.
Bên ngoài khu vực Công trình Thương mại Dịch vụ CC3 tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội) vẫn đang được quây tôn, gắn biến thông tin dự án.
Một dự án khác do CTCP Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư đó là Công trình Thương mại Dịch vụ CC3 tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Dự án có diện tích đất là 4.506 m2, diện tích xây dựng là 1.507m2, công trình có quy mô 3 tầng.
Theo quan sát của phóng viên vào thời điểm đầu tháng 11/2022, tại địa chỉ thực hiện dự án đang được quây tôn kín và gắn biển thông tin dự án.
Hiện nay, bên trong khu vực Công trình Thương mại Dịch vụ CC3 chưa có dấu hiệu bắt đầu thi công.
Tuy nhiên, phía bên trong dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống và chưa có các máy móc, thiết bị được lắp đặt và cũng không có dấu hiệu về việc dự án đang được thi công.
Liên quan đến địa chỉ nhà đất tại số 62 Phan Đình Giót (Hà Nội), CTCP Tập đoàn Hà Đô từng thể hiện rất rõ ý định “thâu tóm” đất công khi mua phần lớn cổ phần của CTCP thiết bị giáo dục 1 (TBGD1), sau đó một thời gian, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này đi vào “trục trặc” Hà Đô đã bán dần tài sản cố định.
Bên ngoài địa chỉ nhà đất số 62 Phan Đình Giót (Hà Nội).
Ở thời điểm diễn ra vụ thâu tóm, khu đất hơn 2,2 ha - tài sản lớn nhất của công ty cũng là do Nhà nước giao cho Bộ GDĐT nên TBGD1 chưa được đứng tên hợp đồng thuê đất, chưa được cấp sổ đỏ.
Bên trong khu đất số 62 Phan Đình Giót để la liệt các xe ô tô.
Cho đến nay, CTCP Tập Đoàn Hà Đô vẫn đang được sử dụng hơn 2,2ha đất tại 62 Phan Đình Giót (Thanh Xuân).
Đáng chú ý, hiện khu đất bao gồm nhiều dãy nhà xưởng với la liệt biển hiệu, “chủ sở hữu” ban đầu là TBGD1 chỉ còn một văn phòng ở tầng 3 của tòa nhà trong cùng.
Tập đoàn Hà Đô vào năm 2021 từng cho biết đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để tiến hành xây dựng dự án nhà ở hỗn hợp cao tầng tại 62 Phan Đình Giót.
Đến năm 2021, Hà Đô cho biết đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để tiến hành xây dựng dự án nhà ở hỗn hợp cao tầng tại 62 Phan Đình Giót.
Tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, CTCP Tập đoàn Hà Đô cho biết, quyền phát triển dự án 62 Phan Đình Giót có trị giá hơn 110,9 tỷ đồng.