• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.241,64 +1,23/+0,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:24:57 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.241,64   +1,23/+0,10%  |   HNX-INDEX   224,82   +0,20/+0,09%  |   UPCOM-INDEX   92,51   +0,07/+0,07%  |   VN30   1.299,37   +1,56/+0,12%  |   HNX30   478,37   +0,57/+0,12%
05 Tháng Mười Hai 2024 9:32:00 SA - Mở cửa
Cảnh báo nóng về khủng hoảng phốt pho
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 19/12/2022 5:30:00 CH
Không có phốt pho thì sản xuất nông nghiệp đình trệ. Nói một cách đơn giản: nếu không có phốt pho để làm phân bón thì hệ thống lương thực toàn cầu bị đe dọa.
 
https://fireant.vn/charts
 
DAP và TSP là hai loại phân bón chính được chiết xuất từ ​​đá phốt phát đã chứng kiến các đợt tăng giá phi mã trong năm 2008 và trong thời gian vừa qua. Đồ họa: WB/Dana Cordell 
 
Đó là cảnh báo của giới chuyên gia khi nói về tầm quan trọng của yếu tố phốt pho (P-phân lân) trong phân bón tổng hợp NPK - đã trở nên quan trọng như thế nào đối với an ninh lương thực toàn cầu.
 
Hầu hết phốt pho đến từ đá phốt phát không thể tái tạo và nó không thể được tổng hợp nhân tạo. Do đó, tất cả nông dân đều cần nó, nhưng 85% đá phốt phát chất lượng cao còn lại trên thế giới chỉ tập trung ở năm quốc gia (một số quốc gia có “địa chính trị phức tạp”) như Ma-rốc, Trung Quốc, Ai Cập, Algeria và Nam Phi.
 
Ước tính, có đến 70% trữ lượng phốt pho được tìm thấy ở Ma-rốc. Điều này làm cho hệ thống lương thực toàn cầu cực kỳ dễ bị tổn thương trước sự gián đoạn nguồn cung phốt pho có thể dẫn đến giá tăng đột biến. Ví dụ cụ thể là hồi năm 2008, giá phân lân tăng vọt 800%.
 
Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng phốt pho trong sản xuất lương thực cực kỳ kém hiệu quả khi bị sử dụng bừa bãi chảy từ đất nông nghiệp xuống sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước, có thể giết chết cá và thực vật...
 
Chỉ tính riêng ở Anh, chưa đến một nửa trong số 174.000 tấn phốt phát nhập khẩu thực sự được sử dụng hiệu quả để sản xuất lương thực, với hiệu quả sử dụng phốt pho tương tự được đo trên khắp EU. Do đó, các ranh giới hành tinh ("không gian an toàn" của Trái đất) đối với lượng phốt pho chảy vào các hệ thống nước từ lâu đã bị vượt quá giới hạn.
 
Trừ khi chúng ta chuyển đổi cơ bản cách sử dụng phốt pho, nếu không bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng sẽ gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu, bởi hầu hết các quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu. Vì vậy việc sử dụng phốt pho theo cách thông minh hơn, bao gồm sử dụng nhiều phốt pho tái chế hơn, cũng sẽ giúp ích cho các sông và hồ vốn đã căng thẳng.
 
Nông nghiệp thế giới hiện đang trải qua đợt tăng giá phân lân lớn thứ ba trong vòng 50 năm, do đại dịch COVID-19, Trung Quốc (nhà xuất khẩu lớn nhất) áp thuế xuất khẩu và Nga (một trong năm nhà sản xuất hàng đầu) cấm xuất khẩu và sau đó cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, giá phân bón đã tăng chóng mặt và có thời điểm tăng gấp bốn lần trong vòng hai năm, và nó vẫn đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008.
 
 
Các nhà khoa học cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng sắp xảy ra" về nguồn cung phốt phát, một loại phân bón quan trọng làm nền tảng cho nguồn cung lương thực của thế giới.  Ảnh: AFP
 
Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt, nhưng hiện không có khuôn khổ toàn cầu toàn diện về quản trị phốt pho. Nó phần lớn bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận chính sách quốc tế và ở các quốc gia có quy định về phốt pho, nó thường bị coi thường khi đề cập đến vấn đề an ninh lương thực.
 
Các chính sách thường tập trung vào việc loại bỏ phốt pho khỏi nước thải để ngăn ngừa ô nhiễm nước hoặc khuyến khích nông dân bón phân cho đồng ruộng bằng phân động vật giàu phốt pho hoặc sử dụng ít phốt pho ngay từ đầu.
 
Trong hơn một thập kỷ, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu không ai chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh phốt pho, thì sự gián đoạn hơn nữa trong việc cung cấp phốt pho có thể gây ra hậu quả lớn cho hệ thống thực phẩm. Nông dân dễ bị tổn thương có thể bị đẩy đến bờ vực và sản lượng cây trồng toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Về cơ bản, chúng ta đang mộng du trong một cuộc khủng hoảng lương thực.
 
Anh là quốc gia đầu tiên đề ra chiến lược chuyển đổi phốt pho nhằm thoát khỏi tình trạng không bền vững hiện tại, mở ra hy vọng nó có thể kích hoạt một sự chuyển đổi rộng lớn hơn ở những nơi khác.
 
Mặc dù gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phốt pho nhập khẩu, nhưng theo tính toán Anh vẫn để tới 90.000 tấn “phốt pho thừa” mỗi năm tích lũy trong đất nông nghiệp, 26.000 tấn mỗi năm năm rò rỉ vào các vùng nước và 22.000 tấn được chuyển đến các bãi rác. Những điểm nóng về sự kém hiệu quả và thất thoát phốt pho này đại diện cho một nguồn tài nguyên quan trọng, thay vào đó có thể được sử dụng một cách hiệu quả.