• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.271,27 +6,37/+0,50%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:04:59 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.271,27   +6,37/+0,50%  |   HNX-INDEX   233,77   +0,82/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,63   +0,16/+0,17%  |   VN30   1.318,41   +7,47/+0,57%  |   HNX30   509,85   +3,34/+0,66%
19 Tháng Chín 2024 11:03:10 CH - Mở cửa
Liệu cổ phiếu ngành thép có tăng trưởng bền vững?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 30/12/2022 8:53:21 SA
Trước những yếu tố tích cực mang tới kỳ vọng mới, nhóm cổ phiếu thép đang mạnh mẽ “vươn mình” trở lại. Tuy nhiên, ngành thép nói chung vẫn còn những khó khăn nhất định trong năm 2023, vì vậy nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng khi tham gia “nhảy sóng”.
 
Sau khi chạm đáy vào giữa tháng 11, thị trường đang ghi nhận những tín hiệu hồi phục rõ nét từ cổ phiếu thép. Cùng với đó thanh khoản cũng sôi động, trái ngược với những tháng ngày “buồn tẻ” trước đó. Có những phiên các mã đua nhau tăng hết biên độ, thậm chí trở thành “người hùng” dẫn dắt thị trường.
 
Vươn lên mạnh mẽ
 
Cụ thể, trong hơn một tháng, cổ phiếu HPG (Hòa Phát) ghi nhận tăng 51,2%; cổ phiếu HSG (Hoa Sen Group) tăng đến 70,7% khi bật lên từ vùng đáy 7.350 đồng/cp; còn cổ phiếu NKG (Nam Kim) và SMC (Thương mại SMC) cũng lần lượt lấy lại 79,7% và 48,5%...

 
Cầu yếu vẫn là gánh nặng lớn nhất và chưa có dấu hiệu giảm bớt khi thị trường bất động sản gần như đóng băng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép.
 
Ngược dòng thời gian, từ tháng 10/2021, nhóm cổ phiếu thép bước vào giai đoạn điều chỉnh, không ngừng lao dốc sau thời gian “thăng hoa” trước đó. Thậm chí, có thời điểm cổ phiếu “quốc dân” HPG còn “trôi” về đáy 23 tháng (tính theo giá điều chỉnh) và bật khỏi Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
 
Giới phân tích nhận định, những bất ổn từ các cuộc khủng hoảng địa chính trị trên thế giới và chính sách phong tỏa Covid của Trung Quốc là những nguyên nhân chính khiến cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép mang sắc màu ảm đạm khi ngay trong quý III vừa qua, doanh nghiệp thép tiếp tục thông báo kết quả kinh doanh nhiều khó khăn và thách thức với các khoản lỗ lớn. Và chính những mảng tối trong bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp nhóm này đã ảnh hưởng lớn đến thị giá cổ phiếu nhóm ngành thép.
 
Ở thời điểm hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, đà phục hồi của thị trường chung phần nào đã ảnh hưởng tới sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu thép. Bởi khi thị trường vào sóng tăng, sự lan tỏa diễn ra khá tốt, các ngách chưa được lan tỏa đến cuối cùng cũng tăng giá. Trong khi đó, những cổ phiếu nhóm thép, nhất là 3 cổ phiếu đầu ngành: HPG, HSGNKG đã mất khoảng 55-65% thị giá trong vòng một năm trở lại đây nên đã kích hoạt dòng tiền tham gia “bắt đáy” tìm đến.
 
Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào những yếu tố tích cực sẽ có tác động đến nhóm doanh nghiệp thép trong những ngày còn lại của năm, cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng sang năm mới.
 
Đó là động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép tại quốc gia này phục hồi. Đây là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp thép trong năm 2023.
 
Đồng thời, nhu cầu sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc gia tăng cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi gián tiếp. Những công ty tôn mạ như Hoa Sen, Nam Kim sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi.
 
Trong khi đó, Hòa Phát có khả năng xuất khẩu thép sang Trung Quốc nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh. Trong giai đoạn 2020 - 2021, Hòa Phát đã bán lần lượt 1,7 và 1,2 triệu tấn phôi thép sang Trung Quốc.
 
Vẫn nên cẩn trọng
 
Một yếu tố đáng chú ý, nguyên liệu sản xuất thép cơ bản đang chững lại đà giảm và tăng nhẹ trở lại giúp các doanh nghiệp giảm bớt nguy cơ lỗ do trích lập dự phòng giảm giá nguyên liệu. Đồng thời, tỷ giá USD/VND đã nguội bớt với mức tăng chỉ còn khoảng hơn 3% so với đầu năm, thấp hơn so với mức tăng trên 5% thời điểm giữa tháng 11/2022.
 
Như vậy, so với thời điểm cuối quý III/2022 thì các yếu tố tiêu cực khiến doanh nghiệp ngành thép lỗ là trích lập giảm giá hàng tồn kho và trích lập dự phòng tỷ giá USD đã nhẹ hơn.
 
“Các công ty thép đã giảm mức tồn kho xuống chỉ còn 2 - 3 tháng trong quý IV/2022, so với mức 4 - 5 tháng tại thời điểm cuối quý II và điều này sẽ làm giảm rủi ro từ việc trích lập giảm giá hàng tồn kho. Bên cạnh đó, giá giao ngay của các nguyên vật liệu đầu vào cũng đang dần quay về mức trung bình. Vì vậy, lợi nhuận của các công ty thép sẽ sớm chạm đáy”, báo cáo của Chứng khoán VNDirect nêu.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia của VNDirect cũng đưa ra nhận định tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp ngành thép sẽ khá chậm do nhu cầu thép yếu.
 
Thực tế, mặc dù Chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công, tạo sức cầu lớn cho sản phẩm sắt thép, phần nào bù đắp cho thị trường bất động sản trì trệ, song cầu yếu vẫn là gánh nặng lớn nhất và chưa có dấu hiệu giảm bớt khi thị trường bất động sản gần như đóng băng, thị trường xuất khẩu suy giảm do giá trong nước cao hơn giá khu vực và lãi suất cao khiến nhu cầu xây dựng của người dân giảm mạnh.
 
Mặt khác, không thể phủ nhận được thực tế là lạm phát vẫn là mối lo ngại lớn tại EU và Mỹ và viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiển hiện. Trong bối cảnh đó, bức tranh kinh doanh của ngành thép cũng như giá cổ phiếu thép khó có thể cải thiện trong ngắn hạn.
 
Mùa báo cáo tài chính quý IV/2022 gần kề, một số doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã công bố số liệu ước tính. Với ngành thép nói chung, những con số đang cho thấy bức tranh lợi nhuận vẫn chưa thể khiến thị trường yên tâm.
 
Mới đây, CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (TNS) vừa đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh 2022 và kế hoạch kinh doanh năm 2023. Ước tính trong quý IV/2022, công ty lỗ khoảng 446 triệu đồng. Và cả năm 2022, công ty chỉ hoàn thành được khoảng 10% kế hoạch.
 
Hơn nữa, với mức tiêu thụ còn khá thấp trong quý IV, nhiều công ty chứng khoán dự kiến kết quả kinh doanh cuối năm 2022 của các doanh nghiệp thép vẫn không sáng sủa, thậm chí với nhiều doanh nghiệp sẽ vẫn là số lỗ.
 
Chẳng hạn, Chứng khoán KIS đã hạ 23% dự báo doanh thu và 66% dự báo về lợi nhuận ròng của Hòa Phát so với ước tính trước đó, lần lượt xuống mức 137.400 tỷ đồng và 10.600 tỷ đồng, tương ứng giảm 69% so với mức lãi ròng kỷ lục của năm 2021. Dự phóng lãi ròng quý IV/2022 của Hòa Phát chỉ đạt chưa đến 160 tỷ đồng, giảm đến 98% so với cùng kỳ.
 
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự phóng doanh thu quý IV của Hoa Sen Group sẽ đạt 7.077 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ được dự báo có thể âm 982 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 638 tỷ đồng. Nếu dự báo của VDSC thành hiện thực, Hoa Sen Group sẽ có quý thứ 2 liên tiếp lỗ nặng.
 
Cùng với đó, VDSC cũng đưa ra dự báo biên lợi nhuận gộp của Thép Nam Kim sẽ giảm từ 3,6% trong quý III xuống 27,4% vào quý IV; doanh thu giảm khoảng 70% xuống 2.630 tỷ đồng và lỗ sau thuế ước tính 865 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 452 tỷ đồng.