• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 4:19:49 SA - Mở cửa
Gia tăng hạ tầng dịch vụ cảng biển
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 31/12/2022 10:15:00 SA
Dự báo, thời gian tới lượng hàng qua cảng biển tại Hải Phòng sẽ lên đến 200 triệu tấn. Như vậy, việc mở rộng hệ thống kho bãi, hạ tầng dịch vụ phục vụ quá trình khai thác cảng là yêu cầu tất yếu.
 
https://fireant.vn/charts
 
Bãi container rỗng thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần đối tác Chân Thật tại Hải Phòng từng xảy ra tình trạng tắc, nghẽn vào hồi tháng 6/2022
 
Cảng biển Hải Phòng thuộc nhóm cảng số 1A; đặc biệt mới đây, cùng với cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Hải Phòng đã được xếp là cảng biển đặc biệt. Hiện, cảng Hải Phòng có 52 bến cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam, chiếm khoảng 1/4 số bến cảng của cả nước.
 
“Nóng” nhu cầu
 
Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên địa bàn TP Hải Phòng đạt khoảng 20-23%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố đạt từ 13-15%. Sản lượng hàng hóa qua các cảng tăng trưởng mạnh, chiếm thị phần ngày càng lớn trong hệ thống cảng biển của cả nước.
 
Dự báo, trong tương lai, lượng hàng hoá qua các cảng Hải Phòng sẽ lên đến 200 triệu tấn. Không chỉ vậy, đến năm 2025, tại khu bến Lạch Huyện sẽ có thêm 4 bến cảng nước sâu gồm 2 bến của Công ty CP Cảng Hải Phòng, 2 bến của Tập đoàn Hateco với công suất hơn 2 triệu TEUS/năm. Lượng container qua cảng tăng đồng nghĩa với việc Hải Phòng sẽ đón lượng container rỗng khổng lồ. Như vậy, lượng kho bãi hiện nay sẽ không đáp ứng đủ lượng hàng thông qua trong thời gian tới.
 
Theo ông Cáp Trọng Cường - Giám đốc Khai thác Công ty CP Container Việt Nam, Giám đốc Công ty CP Cảng Xanh VIP cho biết: Nhu cầu về cảng biển, kho bãi chắc chắn sẽ gia tăng theo thời gian. Tại thời điểm này, chúng tôi vẫn đang tính toán để làm sao mà hoạt động hiệu quả nhất các mối liên kết giữa các đơn vị thành viên để cung ứng cho khách hàng dịch vụ tốt nhất; cũng như đáp ứng được các nhu cầu của chủ tàu, chủ hàng. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục có những kế hoạch để phát triển thêm hệ thống cảng biển, kho bãi tại khu vực Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam.
 
Còn theo ông Nguyễn Văn Tiến - Tổng Giám đốc Công ty Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng, hiện nay sự phát triển kho, bãi, các dịch vụ của hậu cần cho hệ thống cảng là rất mạnh. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế sự phát triển này còn rất manh mún và nhỏ lẻ.
 
Theo các chuyên gia nhận định, trong tương lai nhu cầu kho bãi, bãi container rỗng tại Hải Phòng sẽ rất lớn. Do vậy, việc mở rộng và phát triển kho bãi, dịch vụ hậu cần cảng biển là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết, các đơn vị kho bãi phải tận dụng năng lực hiện có, áp dụng quy trình điều hành tiên tiến và nhất là thực hiện chuyển đổi số một cách nhanh chóng, đồng bộ. Đồng thời, liên doanh, liên kết mở rộng, phát triển thêm kho bãi để vừa làm nơi chứa hàng, vừa chứa container rỗng.
 
Tìm lời giải
 
Ông Trần Lưu Quang – Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cho biết: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đưa vào khai thác bến số 1, số 2 từ năm 2018, đã phát huy vai trò là một cảng nước sâu, cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế và khu vực. TP Hải Phòng hiện đang đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng và khởi công các bến tiếp theo, góp phần đưa Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế dịch vụ lớn và hiện đại, xứng đáng là một trọng điểm kinh tế của cả nước, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và tham gia vào chuỗi các cảng biển quốc tế và khu vực.
 
Hiện nay, theo quy hoạch phát triển cảng biển Hải Phòng, việc mở rộng các kho, bãi tại Hải Phòng hỗ trợ phát triển dịch vụ sau cảng được tập trung tại Đình Vũ và đảo Cát Hải. Cho đến nay, khu vực Đình Vũ đang ưu tiên phát triển kho bãi, depot đa dạng, diện tích về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp cảng hàng, các hãng tàu. Tuy nhiên, tới đây, khi các tuyến dịch vụ ngày càng được mở rộng vượt đại dương, lượng hàng hóa sẽ tăng cao kèm theo lượng container rỗng.
 
Thực tế, tình trạng tắc, nghẽn tại các bãi container rỗng trên địa bàn TP Hải Phòng đã từng xảy ra. Cụ thể, vào thời điểm tháng 6/2022 vừa qua, tại một số cảng khu vực Đình Vũ, đặc biệt là Depot G-Fortune của công ty cổ phần Greating Fortune Container Việt Nam, Depot Chân Thật Phương Đông của Chi nhánh Công ty cổ phần đối tác Chân Thật tại Hải Phòng (phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng) thường xuyên xảy ra tình trạng xe ùn tắc tại cổng ra vào của cảng, dẫn đến kéo dài hàng trăm mét ra đường đi chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông khu vực. Không chỉ vậy, việc ùn tắc còn phát sinh chậm trễ trong việc giao nhận, cũng như thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phát sinh chi phí nhiên liệu cho doanh nghiệp vận tải, làm gián tiếp gia tăng chi phí logistics.
 
Mặc dù, tình trạng ách tắc này đã được khắc phục ngay sau đó, song thời gian tới, nếu lượng hàng qua cảng tiếp tục tăng cao, lượng container rỗng ngày càng nhiều thì sự quá tải các kho bãi không thể tránh khỏi. Điều này đặt ra thách thức cho khối cảng biển của TP Hải Phòng trong việc phát triển, mở rộng hệ thống kho bãi, tạo hệ thống hạ tầng đồng bộ phục vụ quá trình khai thác cảng, cũng như hoạt động logistics.