• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
22 Tháng Giêng 2025 7:00:25 SA - Mở cửa
Đà Nẵng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo lợi thế trong thu hút đầu tư
Nguồn tin: Báo Đà Nẵng | 06/12/2022 7:30:00 SA
Công nghiệp hỗ trợ được Đà Nẵng xác định là 1 trong 3 lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên phát triển góp phần tạo lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn vào thành phố. Vì vậy, thời gian qua, thành phố đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, lãi suất, kết nối cung cầu, hỗ trợ kinh phí đầu tư đổi mới công nghệ máy móc hiện đại, qua đó thu hút và thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển.
 
 
Doanh nghiệp tìm hiểu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng năm 2022, tổ chức ngày 4-11. Ảnh: Q.TRANG
 
Chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ
 
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được Đà Nẵng xác định là một trong 3 lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên phát triển góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn vào thành phố. Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 110 doanh nghiệp đang hoạt động hoặc có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực CNHT, chiếm khoảng 6,3% tổng số doanh nghiệp công nghiệp toàn thành phố.
 
Trong đó có 43 doanh nghiệp FDI (chiếm khoảng 39% tổng số doanh nghiệp CNHT); 67 doanh nghiệp trong nước tập trung nhiều ở lĩnh vực cơ khí chế tạo máy (chiếm gần 61% tổng số doanh nghiệp CNHT), tuy nhiên, đa số là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. CNHT ngành công nghiệp công nghệ cao hiện nay chỉ mới thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
 
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Thịnh Lợi (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là một trong những nhà cung cấp sản phẩm CNHT trên địa bàn. Doanh nghiệp chuyên thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, linh kiện cơ khí và sản xuất sản phẩm nhựa.
 
Ông Võ Văn Lợi, Giám đốc công ty cho biết, nhờ thụ hưởng chính sách “doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ được hỗ trợ đến 15% chi phí mua thiết bị công nghệ có hàm chứa công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và đến 30% đối với thiết bị hàm chứa công nghệ cao” của thành phố mà công ty đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy phay CNC DMG 650V hơn 4 tỷ đồng nhập khẩu từ Đức.
 
Hệ điều hành của máy hiện đại, gia công được các khuôn mẫu, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao, chất lượng bề mặt tốt, khả năng tích hợp với các phần mềm thiết kế cao, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Điều này tạo cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp tục mở rộng, nâng cao ngành nghề sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác như khuôn ép nhựa, linh kiện cơ khí, sản phẩm nhựa đạt chuẩn ISO 9001:2015 và yêu cầu của khách hàng nội địa và quốc tế.
 
Theo báo cáo từ Sở Công Thương, phần lớn doanh nghiệp CNHT khu vực FDI đã tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu hoặc khu vực, với các sản phẩm đa dạng nhưng chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực CNHT ngành ô-tô, điện tử, cơ khí chính xác… Một số doanh nghiệp trong nước đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT. Tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật đã qua đào tạo của doanh nghiệp CNHT khoảng 30-40%, cho thấy chất lượng lao động của doanh nghiệp CNHT khá tốt so với mặt bằng chung khoảng 20%.
 
Phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
 
Hoạt động CNHT ở Đà Nẵng vẫn vướng phải một số điểm nghẽn trong việc thu hút đầu tư, như: doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, quy mô lớn còn ít; chưa có công ty, tập đoàn đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh thực hiện việc dẫn dắt, tạo tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp CNHT; doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực gia công, lắp ráp là chủ yếu...
 
Với mục tiêu phát triển CNHT thành 1 trong 3 lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển, Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Trong đó, thành phố có chính sách hỗ trợ 100% về chi phí tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức đoàn giao dịch xúc tiến đầu tư nước ngoài…
 
 
Công nhân sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Thịnh Lợi (quận Ngũ Hành Sơn). Ảnh: QUỲNH TRANG
 
Giám đốc Sở Công Thương Lê Thị Kim Phương cho biết, nhiều doanh nghiệp CNHT đang rất quan tâm đến các chính sách hỗ trợ của thành phố. Do đó, thời gian qua, thành phố đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT.
 
Thời gian tới, ngành công thương sẽ tập trung phát triển các sản phẩm CNHT như: linh kiện, phụ tùng, vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và các dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các ngành công nghiệp, nhất là các lĩnh vực ưu tiên phát triển; thu hút được một số công ty, tập đoàn đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đầu tư vào Đà Nẵng để dẫn dắt, chuyển giao công nghệ, sử dụng sản phẩm trung gian, tạo tác động lan tỏa phát triển công nghiệp hỗ trợ; hoàn thành cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động có hiệu quả Khu công nghiệp hỗ trợ Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; ưu tiên hình thành các phân khu chức năng dành cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp mới. Đặc biệt, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển CNHT trên địa bàn thành phố để đẩy mạnh thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT.
 
Để công nghiệp hỗ trợ phát triển, thành phố Đà Nẵng vừa đề nghị Bộ Công Thương sớm triển khai thành lập Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng tại Đà Nẵng trong năm 2022 theo nhiệm vụ đã được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6-8-2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ thành phố kết nối, thu hút đầu tư về công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong CNHT.
 
Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ có trên 300 doanh nghiệp
 
Ngày 30-10-2020, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ của thành phố có trên 150 doanh nghiệp, trong đó, có ít nhất 10% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 30% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút ít nhất 1 công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ của thành phố có trên 300 doanh nghiệp, trong đó, có ít nhất 15% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 40% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; trên mỗi lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thu hút được ít nhất 1 công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.