• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 7:07:09 SA - Mở cửa
IEA nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm 2022
Nguồn tin: VietNam+ | 12/02/2022 8:15:00 SA
IEA đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong năm nay lên 100,6 triệu thùng dầu/ngày, tăng 3,2 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó.
 
Ngày 11/2, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm nay, đồng thời cảnh báo nguy cơ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) các đối tác không đáp ứng các mục tiêu về sản lượng.
 
Trong bối cảnh các chính phủ đang tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19, IEA đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong năm nay lên 100,6 triệu thùng dầu/ngày, tăng 3,2 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó.
 
Theo báo cáo hằng tháng về thị trường dầu mỏ của IEA, việc OPEC+ (gồm OPEC và các nước đối tác) không đáp ứng mục tiêu sản lượng trong thời gian dài và tình trạng leo thang căng thẳng địa chính trị đã khiến giá dầu tăng lên.
 
Giá các hợp đồng mua dầu tiêu chuẩn của Mỹ và quốc tế trong tháng 1 vừa qua đã lên mức cao nhất trong 7 năm và dao động xung quanh mức 90 USD/thùng.
 
IEA cảnh báo nếu tình trạng chênh lệch giữa sản lượng dầu của OPEC+ và mục tiêu do nhóm đề ra kéo dài, căng thẳng về nguồn cung sẽ leo thang, làm tăng nguy cơ bất ổn, tạo thêm áp lực giá cả và ảnh hưởng lớn đến kinh tế.
 
Tuy nhiên, những rủi ro này sẽ giảm đi nếu các nhà sản xuất Trung Đông đang dư thừa công suất có thể bù đắp cho những nước không có khả năng tăng sản lượng.
 
Năm 2020, OPEC và các nước đối tác, trong đó có Nga, đã cắt giảm mạnh sản lượng khi đại dịch COVID-19 hoành hành khiến giá dầu lao dốc.
 
Trong bối cảnh nhu cầu và giá dầu phục hồi do các nước bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19, khôi phục hoạt động sản xuất và đi lại, OPEC+ đã bắt đầu tăng sản lượng vào năm ngoái, đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày.
 
Đầu tháng này, OPEC+ cũng đã nhất trí về mức tăng tương tự, dù giá dầu thô đang tăng mạnh và căng thẳng địa chính trị đang tác động tiêu cực đến thị trường.
 
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định một số thành viên, như Angola và Nigeria, đã gặp khó khăn trong việc nâng sản lượng, trong khi Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) lại không muốn hành động.
 
Theo báo cáo hằng tháng công bố ngày 10/2, OPEC cho biết sản lượng của 13 nước thành viên đã tăng 64.000 thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 12/2021-tháng 1/2022, qua đó chỉ cung cấp tổng cộng gần 28 triệu thùng dầu/ngày./.