CTCP Phân Bón và Hóa Chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE) đặt mục tiêu đi lùi cho năm 2022 dù công ty chứng khoán ngành phân bón nhận được triển vọng tốt.
Theo đó, năm 2022,
PSE đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 2.882 tỷ đồng và lãi sau thuế 17 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 7% và giảm 70% so với kết quả năm 2021. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả sẽ là 11%.
Về chỉ tiêu sản lượng,
PSE đặt mục tiêu tiêu thụ 351.000 tấn phân bón trong năm 2022, trong đó phân bón tự doanh của đơn vị là 27.000 tấn, còn lại là phân bón mang thương hiệu Phú Mỹ.
PSE đặt mục tiêu khá thận trọng khi ghi nhận kết quả kinh doanh rất tích cực trong năm trước. Cụ thể, doanh thu và lãi ròng trong năm đạt lần lượt 3.101 tỷ đồng và 42 tỷ đồng, tăng 69% và gấp 5 lần so với kết quả đạt được trong năm 2020.
So với kế hoạch đề ra cho năm 2021,
PSE lần lượt vượt hơn 54% mục tiêu tiêu doanh thu và 600% mục tiêu lãi sau thuế.
Bên cạnh đó, Chứng khoán BIDV (BSC) còn đưa ra nhiều dư địa tặng trưởng cho nhóm ngành này trong năm 2022. Theo BSC, giá phân bón thế giới khả năng cao sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và 2022 bởi 3 nguyên nhân chính.
Một là, chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất, cùng với chi phí cước vận tải vẫn sẽ duy trì ở mức cao; hai là, một số nhà máy phân bón phải ngừng sản xuất ngoài dự kiến gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung; ba là, nhu cầu tích trữ lương thực gia tăng hậu đại dịch COVID-19 để đảm bảo an ninh lương thực.
Thêm vào đó, bên cạnh Trung Quốc đang thực hiện hạn chế xuất khẩu phân bón thì mới đây Nga có kế hoạch áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón. Ngoài ra, giá cước vận tải biển quốc tế đang ở mức cao kỷ lục và có khả năng sẽ tiếp tục tăng.
BSC duy trì quan điểm “khả quan” đối với ngành phân bón trong năm 2022 dựa trên triển vọng nhu cầu phân bón vẫn ở trạng thái tích cực trong khi nguồn cung bị hạn chế, khiến giá bán duy trì ở mức nền cao, cũng như việc Luật thuế VAT được sửa đổi sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành phân bón.