• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 8:17:25 CH - Mở cửa
“Áp lực lợi thế” của VCB
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 20/02/2022 9:05:00 SA
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) không chỉ lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn là doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất thị trường.
 
Kể từ năm 2018 đến nay, VCB liên tiếp dẫn đầu về lợi nhuận trong niên độ tài chính xét trên toàn ngành ngân hàng.
 
 
Vietcombank có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống các ngân hàng nhà nước.
 
“Quán quân” lợi nhuận
 
Năm 2018, với tăng trưởng lợi nhuận lên tới 60%, lần đầu tiên VCB vươn tới lãi trước thuế 18.100 tỷ đồng. Thu nhập bền vững của VCB cứ thế leo thang theo năm tháng sau khi ngân hàng này đã đi trước hệ thống về áp dụng chuẩn Basel II cũng như đẩy mạnh cho vay bán lẻ, cải thiện hệ số NIM, nâng cao chất lượng tài sản và từ chỗ có thu nhập từ nợ xấu đến trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng liên tục được đẩy lên cao. Điều này cho thấy sự thận trọng và vững chắc của ngân hàng này trong thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
 
27.000 tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế năm 2021 của VCB, tăng khoảng 20% so với năm 2020.
 
Kết thúc năm 2021, VCB đã có sự cạnh tranh với VPBank về thu nhập đột biến. Cụ thể, với nguồn thu bán 49% vốn cổ phần FeCredit, lãi riêng lẻ của VPBank lên tới xấp xỉ 38.000 tỷ đồng, cao hơn Vietcombank khoảng 11.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu không tính thu nhập bán vốn cổ phần, lãi của VPBank chỉ hơn 14.000 tỷ đồng.
 
Như vậy đến nay, VCB vẫn giữ ngôi vương lợi nhuận toàn ngành và đối thủ đáng gờm duy nhất đang bám đuổi khá sát VCB trong 3 năm liên tiếp gần đây vẫn là Techcombank với hơn 23.000 tỷ đồng lợi nhuận. Nhưng Techcombank cũng không dễ dàng vượt VCB.
 
Lợi thế vượt trội
 
Theo Maybank Investment Bank, nhờ vào tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao và sức khoẻ tài chính tốt với ROE khoẻ mạnh, VCB được xem là ngân hàng đại diện cho Việt Nam. Đáng chú ý, VCB đã lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 7% cổ phiếu từ 2020, nhưng do COVID-19 nên đã trì hoãn kế hoạch này.
 
“Trong cuộc họp với các chuyên gia trong Q4/2021, Ban lãnh đạo VCB dự kiến sẽ đẩy nhanh tiến độ phát hành riêng lẻ đầu năm 2022 và hoàn thành sớm nhất vào giữa năm 2022”, Maybank Investment Bank cho biết.
 
Cả VCB, VietinBank lẫn BIDV đều đang có đối tác chiến lược nước ngoài, song sự hiện diện của Mizuho và GIC tại VCB không chỉ ở tài chính, mà còn trong quản trị kinh doanh, đặc biệt là Mizuho dự kiến vẫn sẽ giữ tỷ lệ sở hữu để đảm bảo 15% trong kế hoạch phát hành nhằm tăng vốn của ngân hàng lên trên 50.000 tỷ đồng. Kế hoạch này hiện đang phụ thuộc sự hướng dẫn của NHNN, và VCB có thể sẽ triển khai trong 2022. Nếu hoàn tất, về quy mô vốn, ngân hàng sẽ tiếp tục vượt lên trên VietinBank và BIDV, trong khi đó, việc cạnh tranh quy mô vốn như dự kiến của một ngân hàng tư nhân là VPBank (dự kiến tăng vốn lên 75.000 tỷ đồng) thực tế sẽ không tạo sự đối đầu khốc liệt đối với VCB do 2 ngân hàng có những mảng khách hàng trọng yếu khác nhau. Hơn nữa, VCB đã xác định sẽ vươn tới nhà băng quy mô ở tầm khu vực.
 
Đặc biệt, so với 2 ngân hàng còn lại của Big 3 và cả khối ngân hàng tư nhân, VCB đang vượt trên tất cả về khả năng đi trước dự phòng xử lý rủi ro trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh do COVID-19. Với việc đẩy tỷ lệ bao nợ xấu lên tới mức cao kỷ lục 424%, VCB sẽ không có gì đáng “băn khoăn” về rủi ro nợ xấu.
 
Quy mô hàng đầu, vị thế vượt trội, dự phòng rủi ro lớn… được xem là “áp lực lợi thế” của VCB trong việc thách thức các ngân hàng khác “soán ngôi” lợi nhuận của VCB trong năm 2022.