• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,03 -0,08/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:55:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,03   -0,08/-0,01%  |   HNX-INDEX   222,00   -0,48/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.314,98   +1,50/+0,11%  |   HNX30   461,15   -1,04/-0,23%
20 Tháng Giêng 2025 1:55:51 CH - Mở cửa
Đến thời cổ phiếu ‘ngành công nghiệp không khói’?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 21/02/2022 8:54:00 SA
Trước thông tin tích cực như hàng không và du lịch đồng loạt “mở cửa”, cổ phiếu du lịch bất ngờ tăng nóng, thậm chí nhiều mã trần cứng liên tiếp, “mặc kệ” VN-Index liên tiếp có những phiên giằng co quanh mốc 1.500 điểm.
 
Trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cho ngành du lịch “đuối sức”, sắc màu ảm đạm bao trùm toàn cảnh bức tranh lợi nhuận.
 
Hai năm lợi nhuận "ảm đạm"
 
Chẳng hạn, Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên (CTC) cho biết, lợi nhuận sau thuế năm 2021 là số âm do doanh thu trong quý IV giảm mạnh gần một nửa so với cùng kỳ, chỉ còn gần 35 tỷ đồng. Công ty giải trình, dịch bệnh bùng phát đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, đặc biệt là khối dịch vụ kinh doanh nhà hàng khách sạn, trong khi các khoản chi phí vẫn phải phân bổ.

 
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành du lịch. 
 
Tương tự, Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT) tiếp tục có quý thứ 4 lỗ liên tiếp, ghi nhận khoản lỗ hơn 65 tỷ đồng trong năm 2021. Hiện, tổng lỗ luỹ kế của doanh nghiệp xấp xỉ 708 tỷ đồng, chiếm tới 78% vốn điều lệ (905 tỷ).
 
Trong khi đó, Du lịch Thành Thành Công (VNG) cũng thông tin trong quý IV/2021, hoạt động tại công ty mẹ thua lỗ, phải nhờ trong kỳ các công ty con cơ cấu danh mục đầu tư làm tăng lợi nhuận tài chính nên công ty mới có thể ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 1 tỷ đồng.
 
Việc lấy lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính để bù đắp lỗ trong mảng cốt lõi là du lịch cũng diễn ra tương tự tại một số công ty du lịch khác như CTCP Du lịch Vietourist (VTD), CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN),…
 
Báo cáo kinh doanh hợp nhất năm 2021 của CTCP Công viên Nước Đầm Sen năm 2021 cho thấy, doanh thu thuần đạt 25 tỷ đồng, giảm 70% so với thực hiện năm 2020. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp báo lỗ gộp 1,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 51 tỷ đồng.
 
Điểm sáng trong kết quả kinh doanh năm 2021 của Công viên nước Đầm Sen đến từ doanh thu tài chính khi tăng gấp 3 lần lên 41 tỷ đồng, chủ yếu là khoản lãi chuyển nhượng chứng khoán. Nhờ đó, Công ty vẫn báo lãi sau thuế hơn 24 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của Công viên nước Đầm Sen kể từ năm 2008.
 
Các chuyên gia kinh tế nhận định, du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, được xem như là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn ra đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam và du lịch là ngành bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự lo sợ vì dịch của du khách đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng vẻ, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh.
 
Thực tế, đến tận đầu tháng 11/2021, những người làm du lịch vẫn lắc đầu ngao ngán, song từ khi Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, ngành du lịch đã “le lói” chút ánh sáng hi vọng khi chính thức đón những vị khách quốc tế lần đầu tiên đến Việt Nam sau gần 2 năm đóng cửa. Điều này đã tạo cảm giác bình thường trở lại cho các hoạt động du lịch và là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phục hồi và tạo sức bật cho "ngành công nghiệp không khói".
 
Cổ phiếu đầy “hứa hẹn”
 
Mới đây, ngày 17/2, trong Đối thoại Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 7, thảo luận về dịch vụ du lịch đã nhấn mạnh nhận thức về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong nghề du lịch và sự cần thiết đẩy nhanh việc mở lại biên giới một cách an toàn nhằm tái khởi động ngành công nghiệp du lịch hậu đại dịch Covid-19. Đồng thời, khẳng định rằng hội nhập sâu hơn sẽ thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực tài chính và du lịch của khu vực.
 
Trước đó, ngày 15/2, Việt Nam đã chính thức mở lại các đường bay quốc tế. Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch vào tháng 3 tới đây đã mang lại tín hiệu khả quan về sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam năm 2022.

 
Chính sách mở cửa an toàn mang đến kỳ vọng mới cho ngành du lịch nói chung cũng như cổ phiếu du lịch nói riêng. (Ảnh: Int)
 
Phản ứng với những thông tin tích cực trên, cổ phiếu du lịch đã tạo bất ngờ cho các nhà đầu tư. Cụ thể, trong phiên 17/2, một loạt cổ phiếu đồng loạt trần cứng như VTD, OCH (Khách sạn và Dịch vụ OCH), CTC (Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên), DAH (CTCP Tập đoàn khách sạn Đông Á), VNGNVT. Ngoài ra, SKG (CTCP Tàu cao tốc Superdong) cũng tăng 2,6%.
 
Chốt phiên ngày 18/2, DAHNVT ghi nhận sắc tím phiên thứ 2 liên tiếp. Còn lại, VTD tăng 6,8%; OCH tăng 4,1%; CTC tăng 3,2%; SKG tăng 1,2%; VNG tăng 0,6%.
 
Xét về cả quá trình phát triển, nhóm cổ phiếu du lịch vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư bất chấp cả thời điểm kết quả kinh doanh tốt cùng lịch sử chia cổ tức cao. Nguyên nhân một phần là bởi nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngành này có sự cô đặc, lượng cổ phiếu giao dịch nhỏ giọt, khiến thanh khoản trên sàn chứng khoán rất ít. Đặc biệt, thời gian qua, bối cảnh dịch bệnh đã khiến triển vọng ngành du lịch “u ám”, cổ phiếu ngành này dường như càng bị “quên lãng”.
 
Tuy nhiên, sự bứt phá đầy mạnh mẽ trong thời gian gần đây trước kỳ vọng tươi sáng cho thấy đây là một trong những nhóm cổ phiếu đầy hứa hẹn trong thời kỳ hậu Covid và nền kinh tế mở cửa trở lại hoàn toàn.
 
Thống kê cho thấy, trong gần 2 tháng đầu năm 2022, nhu cầu của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam cùng khách nội địa có xu hướng gia tăng rõ rệt.
 
CEO Oxalis Adventure Nguyễn Châu, nhà khai thác các tour du lịch khám phá, mạo hiểm độc đáo cho biết, các tour trong tháng 3 và tháng 4 tới đã đạt hơn 80% khách. Dịp 30/4 tới, nhiều cơ sở lưu trú đã được khách đặt kín chỗ. Hiện, nhiều cơ sở lưu trú đang chỉnh trang để đón khách dịp hè.
 
Song, ông Châu  bày tỏ nỗi lo ngại về nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch đang thiếu hụt sau đại dịch, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của ngành.
 
Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2022 sẽ chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của ngành du lịch toàn cầu, qua đó có thể đóng góp 8,6 nghìn tỷ USD và tạo ra hơn 58 triệu việc làm trong năm 2022.
 
“Với những tiềm năng thiên nhiên ưu đãi sẵn có cùng với dư địa đầu tư phát triển của ngành lớn, cổ phiếu của các doanh nghiệp du lịch sẽ trở nên hấp dẫn hơn và có giá trị tăng trưởng bền vững dài hạn. Từ đó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch đã niêm yết cải thiện được thị giá cổ phiếu”, một chuyên gia nhận định.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức