• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,11 +0,14/+0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,11   +0,14/+0,01%  |   HNX-INDEX   223,57   +0,48/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   92,35   +0,39/+0,42%  |   VN30   1.301,52   +0,46/+0,04%  |   HNX30   475,60   +1,33/+0,28%
29 Tháng Mười Một 2024 2:19:17 SA - Mở cửa
Chứng khoán Mỹ lại giảm điểm, giá dầu trượt dốc phiên thứ hai liên tiếp
Nguồn tin: Vneconomy | 11/03/2022 8:15:46 SA
Nhà đầu tư thất vọng khi đàm phán nhằm tiến tới một thoả thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine rơi vào bế tắc...

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (10/3), tiến tới hoàn tất tuần giảm thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh cuộc xung đột vũ trang Nga-Ukraine. Giá dầu có thêm một phiên giảm khi Nga cam kết sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp năng lượng theo hợp đồng và các nhà giao dịch cho rằng mối lo về sự gián đoạn nguồn cung có thể đã đi quá xa.
 
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 112,18 điểm, tương đương giảm 0,34%, còn 33.174,07 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,43%, còn 4.259,52 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,95%, còn 13.129,96 điểm.
 
Trước phiên giảm này, chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh trong phiên ngày thứ Tư, với Dow Jones tăng 650 điểm.
 
Từ đầu tuần đến phiên này, Dow Jones đã giảm hơn 1,3%, tiến tới hoàn tất chuỗi 5 tuần giảm liên tiếp đầu tiên kể từ tháng 5/2019. S&P 500 đã giảm 1,6% trong tuần, trong khi Nasdaq mất 1,38%.
 
Nhà đầu tư thất vọng khi đàm phán nhằm tiến tới một thoả thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine rơi vào bế tắc. Thị trường vẫn đang trong xu hướng biến động mạnh của những tuần gần đây, khi nhà đầu tư cố gắng đánh giá về ảnh hưởng của cuộc xung đột.
 
 
Ảnh minh hoạ - Ảnh: NYSE/CNBC.
 
Giá dầu có phiên giảm thứ hai liên tiếp sau khi đạt đỉnh của 14 năm vào đầu tuần này.
 
Giá dầu thô WTI giao sau tại New York giảm 2,68 USD/thùng, tương đương giảm 2,5%, còn 106,02 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London giảm 1,81 USD/thùng, tương đương giảm 1,6%, còn 109,33 USD/thùng.
 
Phiên này chứng kiến sự biến động mạnh của giá dầu. Trong phiên, có lúc giá dầu WTI tăng 5,7% và giá dầu Brent tăng 6,5%, nhưng cuối cùng giá của hai loại dầu vẫn chốt phiên trong sắc đỏ.
 
“Nếu nhìn vào lịch sử, có thể nói rằng thị trường sẽ đứng về phía nhà đầu tư trong dài hạn”, chiến lược gia Stephanie Link của Hihgtower nói với hãng tin CNBC. “Giá cổ phiếu có thể hồi phục, rốt cục sẽ hồi phục. Chúng ta sẽ phải chờ xem tình trạng này kéo dài bao lâu, nhưng thị trường chắc chắn sẽ hồi phục”.
 
Báo cáo lạm phát công bố ngày thứ Năm cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 2 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất 40 năm và cao hơn dự báo 7,8% mà giới phân tích đưa ra trước đó. So với tháng 1, CPI tăng 0,8%, nhiều hơn mức dự báo tăng 0,7%.
 
Với tình hình lạm phát tiếp tục nóng, nhà đầu tư đang chờ xem Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hành động như thế nào trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới.
 
Nói về hai phiên giảm liên tiếp của giá dầu, nhà quản lý quỹ John Kilduff của Again Capital nhận định: “Tôi cho rằng ‘cơn giận chiến tranh’ đang dịu đi trên thị trường dầu. Tuần này, giá dầu WTI đã hai lần thất bại trong nỗ lực chinh phục mốc 130 USD/thùng. Mọi người đang bắt đầu đặt câu hỏi rằng vấn đề nguồn cung có thực sự nghiêm trọng như họ vẫn lo sợ không? Dầu Nga vẫn đang dồi dào”.
 
Tại một cuộc họp, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên hợp đồng cung cấp năng lượng đã ký với các khách hàng.
 
Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch dầu lửa vẫn đang từ chối mua, bán dầu Nga vì lo ngại vướng vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nên thị trường lo ngại về nguồn cung thay thế dầu Nga. Những phát biểu trái ngược của giới chức Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) càng làm gia tăng sự biến động của giá dầu.
 
Hôm thứ Tư, giá dầu Brent sụt 13% sau khi đại sứ UAE tại Washington nói rằng nước này sẽ khuyến khích Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tăng sản lượng khai thác dầu. Nhưng ngày thứ Năm, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia rút lại tuyên bố của vị đại sứ, nói rằng OPEC cam kết giữ các thoả thuận hiện có về sản lượng và chỉ nâng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng.
 
Mỹ đang có những động thái nới trừng phạt đối với dầu lửa Venezuela và cố gắng tiến tới một thoả thuận hạt nhân với Iran. Những nỗ lực này có thể giúp tăng nguồn cung dầu. Thị trường cũng kỳ vọng sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng thêm và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ điều phối thêm việc xả dự trữ dầu.
 
“Với thiện chí, hợp tác và sự may mắn, cú sốc nguồn cung có thể được khắc phục một phần, nhưng không thể được xử lý hoàn toàn”, nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil nhận định.
 
Nhiều nhà giao dịch cho rằng đợt tăng giá dầu này chưa kết thúc, mà chẳng qua chững lại do hoạt động chốt lời. Từ khi Nga tấn công Ukraine, giá dầu đã tăng 15%.
 
“Thị trường sẽ tiếp tục đồn đoán, một số người muốn bán ở mức giá đỉnh vừa rồi, nhưng chúng ta chỉ mới bước vào một lãnh địa mới”, Phó chủ tịch Thomas Saal của StoneX Financial phát biểu. “Xu hướng tăng của giá dầu có thể chưa dừng lại. Thị trường sẽ tìm cách để tăng cao hơn”.