Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã từ chối đưa ra dự báo mới về lạm phát vào cuối năm 2022 trong khi thừa nhận rằng ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát, vốn vừa đạt mức cao nhất trong 40 năm nữa vào tháng 2.
“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điều không chắc chắn liên quan đến những gì đang xảy ra với Nga và Ukraine. Tôi thực sự nghĩ rằng nó đang làm trầm trọng thêm lạm phát”, bà Yellen cho biết hôm 10/3.
Trong khi người Mỹ đang phải đối mặt với hậu quả của các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống lại Nga, bà Yellen cho biết mức giá sẽ không quá cao khi kinh tế suy thoái.
“Chúng ta đã có một nền kinh tế vững mạnh tốt với triển vọng tuyệt vời cho thị trường lao động và các hoạt động thực sự trong tương lai. Lạm phát là một vấn đề và đó là một vấn đề mà chúng ta cần giải quyết, nhưng tôi không mong đợi một cuộc suy thoái diễn ra ở Mỹ”, bà cho biết.
“Tôi không muốn đưa ra dự đoán chính xác về những gì sẽ xảy ra trong nửa cuối năm. Chúng ta có thể sẽ thấy một năm nữa mà lạm phát trong 12 tháng vẫn ở mức cao một cách khó chịu”, bà cho biết thêm.
Theo một báo cáo hôm 10/3, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2 đã đạt mức cao nhất trong 40 năm khi tăng 7,9% so với một năm trước đó.
Bà Yellen cũng cho biết bà tin rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể đạt được một "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái.
Trong khi đó, các chiến lược gia tại Goldman Sachs đã cảnh báo một cơn bão suy thoái có thể đang từ xa trong bối cảnh một loạt các lo ngại về lạm phát và địa chính trị.
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho biết: “Giờ đây, chúng tôi nhận thấy nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới tương ứng với tỷ lệ 20%-35% hiện đang được áp dụng bởi các mô hình dựa trên độ dốc của đường cong lợi suất”.
"Giá dầu và giá hàng hóa đã tăng mạnh kể từ khi căng thẳng địa chính trị leo thang. Dự báo giá dầu thô và hàng hóa nông nghiệp trong ngắn hạn của các chiến lược gia hàng hóa của chúng tôi ngụ ý rằng thu nhập khả dụng thực tế sẽ làm ảnh hưởng đến chi tiêu trong năm 2022 giảm 0,7%”, ông cho biết.
Lý giải cho điều này là do tăng trưởng từ việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính, tâm lý tiêu dùng thấp hơn và tăng trưởng chậm hơn ở châu Âu, đồng thời có thêm rủi ro nếu tình trạng thiếu hụt các kim loại chủ chốt làm hạn chế sản xuất của Mỹ.