• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:57:04 CH - Mở cửa
Ngành Hải quan: Kết quả thu ngân sách đạt khá từ việc tạo thuận lợi thương mại
Nguồn tin: Thời báo Tài chính VN | 13/03/2022 10:05:00 SA
2 tháng đầu tiên của năm 2022, số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan đã ghi nhận mức tăng trưởng 24,45% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh những thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa, đây có thể nói là kết quả tích cực đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành, đặc biệt là các đơn vị hải quan địa phương.
 
Tăng trưởng 2 con số
 
Thống kê trong tháng 2, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 26.201 tỷ đồng, đưa tổng số thu từ đầu năm đến ngày 28/2/2022 đạt 69.250 tỷ đồng. Số thu này bằng 19,7% dự toán, bằng 18,7% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 24,45% so với cùng kỳ năm 2021.
 
Kết quả thu NSNN tăng trưởng tốt như vậy một phần dựa trên tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa khả quan, phần khác là do Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu NSNN ngay từ đầu năm 2022.
 
Đồng thời, các đơn vị tăng cường chống thất thu, tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế, phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu; tập trung kiểm tra về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ; thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, tăng số lượng ngân hàng phối hợp thu và nộp thuế điện tử 24/7,… Bởi vậy, rất nhiều địa phương có số thu tốt.
 
Dẫn đầu cả nước là Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị dự kiến số thu lũy kế đến hết tháng 3/2022 có thể đạt khoảng 30.239 tỷ đồng, đạt 25,9% dự toán pháp lệnh, đạt 25,3% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vượt qua đợt bùng phát dịch nghiêm trọng hồi cuối năm 2021, đầu năm 2022, đơn vị đã dồn sức để hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi. Cục đã dành 3 tầng tại trụ sở làm Trung tâm đăng ký hải quan chung cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp, đi lại nhiều, tiết kiệm nguồn lực và cũng là cách phòng chống dịch hiệu quả. Cùng với đó là việc tích cực đẩy mạnh hải quan điện tử, chuyển đổi hải quan số.
 
 
Công chức Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Hồng Vân
 
Tại Hải quan Hải Phòng, tính từ đầu năm đến 20/2, tổng thu NSNN do đơn vị quản lý đạt 10.295 tỷ đồng, tăng 36,76% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 16,18% chỉ tiêu cả năm. Với kết quả trên, Cục Hải quan Hải Phòng là đơn vị thứ 2 đạt số thu từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Để thể hiện quyết tâm, cục đã sớm có quyết định giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2022 cho các chi cục. Trong đó, 2/9 chi cục trực thuộc có chỉ tiêu thu từ 10.000 tỷ đồng trở lên.
 
Có mức tăng trưởng “khủng” nhất phải kể đến Cục Hải quan Hà Tĩnh. Trong 2 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã đạt 25,27% dự toán được giao và tăng 105,72% so với cùng kỳ năm 2021. Sở dĩ thu ngân sách 2 tháng đầu năm 2022 của đơn vị tăng so với cùng kỳ là do Formosa Hà Tĩnh tăng số lượng nhập khẩu các mặt hàng trọng điểm có thuế. Cùng với đó, Hải quan Hà Tĩnh luôn giám sát quản lý công tác thuế, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp.
 
Ở chiều ngược lại, một số đơn vị hải quan vẫn gặp nhiều khó khăn do hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế hoặc chính sách biên mậu không ổn định dẫn đến cửa khẩu chưa được hoạt động. Ví dụ như tại Hải quan Quảng Ninh, tính đến 22/2, số thu mới đạt 10,14% chỉ tiêu Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan giao, đạt 9,57% chỉ tiêu điều hành thu năm 2022. Vừa qua, đơn vị đã đặc biệt chú trọng các giải pháp đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
 
Ưu tiên cải cách, tạo thuận lợi
 
Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2022, Tổng cục Hải quan đã có những chỉ đạo quyết liệt.
 
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ra chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ cơ bản. Trong đó, các đơn vị cần xây dựng và triển khai quyết liệt, đồng bộ kế hoạch hành động cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 theo yêu cầu của Chính phủ.
 
Đồng thời, ngành Hải quan tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; thường xuyên đồng hành, giải đáp, tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế... cho cộng đồng doanh nghiệp.
 
Năm 2022, chỉ tiêu thu của ngành Hải quan phấn đấu tăng 5%
 
Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 là 352.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2022 của Hải quan tăng 5% so với dự toán (370.000 tỷ đồng).
 
Tổng cục trưởng cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức nâng cao nhận thức, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác cải cách, hiện đại hóa gắn liền với nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong quá trình thực thi công vụ; xác định việc nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách, hiện đại hóa hải quan.
 
Bên cạnh đó là hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tổng thể về thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ chuyên sâu, mô hình hải quan thông minh, hải quan số với mức độ tự động hóa cao... Đồng thời, toàn ngành tập trung nguồn lực xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
 
Ngành Hải quan cũng sẽ dồn lực triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, từ đó cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
 
Ngoài ra, toàn ngành tăng cường chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2022, không để phát sinh nợ mới trong năm 2022 qua công tác thanh tra, kiểm tra...