• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:31:22 CH - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (16/3): DPM, HDC và GDT
Nguồn tin: VietNam Finance | 16/03/2022 7:55:22 SA
Theo MASVN, ngành phân bón đang có những câu chuyện riêng tích cực, chẳng hạn nguồn cung thế giới chịu áp lực khi Nga ngừng xuất khẩu phân bón, nhu cầu sản xuất lương thực gia tăng và nguồn dự trữ toàn cầu đang suy giảm, giúp làm tăng giá bán phân bón.
 
MASVN: Khuyến nghị mua DPM, giá mục tiêu 90.600 đồng/cổ phiếu
 
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, ngành phân bón đang kỳ vọng những câu chuyện riêng tích cực, bao gồm áp lực nguồn cung phân bón trên thế giới khi Nga - quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 7 và 5,9 triệu tấn đã chính thức ngừng xuất khẩu phân bón.
 
Nga và Ukraine cũng chiếm đến 29% tổng sản lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Vì thế, nhu cầu sản xuất lương thực là cần thiết, thúc đẩy nhu cầu phân bón. Mặt khác, nguồn dự trữ phân bón thế giới đang suy giảm có thể tạo áp lực tăng giá phân bón tiếp tục trong quý II/2022.
 
Bên cạnh đó, theo Mordor Intelligence, ngành phân bón Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2026. Kỳ vọng đến từ dự án mới lẫn nhập khẩu, theo Tổng cục Hải Quan, cả nước xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón nhưng nhập khẩu 4,54 triệu tấn.
 
Nguồn nhập khẩu phân bón của Việt Nam hơn 90% sản lượng đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á và Nga. MASVN cũng cho biết, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng tăng mạnh khi kỳ vọng tăng trưởng giá bán sẽ cao hơn tăng trưởng chi phí đầu vào.
 
Hiện nay, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất (NH3, UFC 85, CO2) phục vụ mảng dầu khí. Trong đó, nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất đạt 800.000 tấn/năm, chiếm khoảng 40% nhu cầu đạm cả nước.
 
Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ DPM lần lượt đạt 12.786 tỷ và 3.117 tỷ đồng, tăng 65% và 351% so với năm trước.
 
Trong năm, sản lượng tiêu thụ đạt 1,26 triệu tấn, tăng 46% cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp đạt 37,4%, tăng mạnh so với mức 22,3% nhờ giá bán khả quan; chi phí tài chính giảm 21% cùng kỳ, nhờ sự cải thiện tài chính.
 
Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông mẹ DPM đạt 16.404 tỷ đồng và 5.064 tỷ đồng, lần lượt tăng 28,3% và 62,5% so với năm 2021.
 
Cập nhật mới nhất, 2 tháng đầu năm 2022, DPM đạt lợi nhuận trước thuế 1422 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng tiêu thụ duy trì mức khả quan, đạt gần 190.000 tấn; nhu cầu cao nên DPM hoạt động xuyên tết và nguồn hàng kinh doanh đủ dùng trong 6 tháng đầu năm 2022.
 
Hiện MASVN khuyến nghị mua vào cổ phiếu DPM với giá mục tiêu 90.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15,4% so với giá đóng cửa phiên 15/3.
 
Yuanta: Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu HDC
 
Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HoSE: HDC) ghi nhận doanh thu quý IV/2021 đạt 437 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước; biên lãi gộp giảm sâu là tác nhân kéo lợi nhuận sau thuế xuống 101,6 tỷ đồng, thấp hơn 17% so với quý IV/2020.
 
HDC cho biết, doanh thu trong quý ghi nhận được chủ yếu từ 1 phần dự án The Light city giai đoạn I và từ các dự án Tây 3/2, Ecotown Phú Mỹ.
 
Tuy nhiên lợi nhuận giảm so với cùng kỳ do quý IV/2020 công ty ghi nhận phần lớn doanh thu từ dự án Ngọc Tước 2, dự án này có giá vốn thấp do quỹ đất có từ nhiều năm trước đây, nên tỷ suất lợi nhuận cao.
 
Lũy kế cả năm 2021, HDC đạt 1.357 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 62% so với năm trước đó. Mặc dù chi phí tăng cao, song lợi nhuận sau thuế vẫn ghi nhận 311,4 tỷ đồng, hoàn thành và vượt 22% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
 
Giá trị hàng tồn kho đến 31/12/2021 đạt 1.859 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến cuối năm 522 tỷ đồng (giảm 33 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn ghi nhận 821,5 tỷ đồng (tăng hơn 136 tỷ so với hồi đầu năm).
 
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta nhìn nhận, mức stock rating của HDC đang ở mức 90 điểm, cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
 
Đồ thị giá của HDC đóng cửa tăng 5% và đồ thị giá tiến vào vùng kháng cự 107.000 đồng/cổ phiếu. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao, cho thấy dòng tiền ngắn hạn tích cực.
 
Đồng thời, đồ thị giá rơi vào vùng quá mua, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, vì vậy, Yuanta cho rằng đồ thị giá của HDC có thể chỉ xuất hiện các nhịp điều chỉnh ngắn hạn khi đồ thị giá tiệm cận vùng kháng cự mạnh.
 
Trước đó, hệ thống chỉ báo xu hướng của Yuanta đã cảnh báo nhà đầu tư mua vào phiên 22/2 với lợi nhuận tạm tính là 21%, cho nên công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét tiếp tục nắm giữ hoặc chốt lời một phần và chờ mua lại ở nhịp điều chỉnh.
 
BVSC: Khuyến nghị khả quan dành cho GDT
 
Tại đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa diễn ra, cổ đông Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT) đã thông qua tất cả các tờ trình, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần 500 tỷ đồng (tăng 47,6% thực hiện năm trước) và lợi nhuận ròng 94,3 tỷ đồng (tăng 55,1%), cao hơn 5,5%/3,9% so với dự báo doanh thu thuần/ lợi nhuận ròng năm 2022 hiện tại của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).
 
Theo ban lãnh đạo, năng lực sản xuất của GDT đủ để đáp ứng mục tiêu doanh thu thuần năm 2022, kể cả trước khi di chuyển khu vực trữ tồn kho tại nhà máy cũ ở tỉnh Bình Dương (nhằm mở rộng thêm 1.000m2 sản xuất, bổ sung năng lực sản xuất của doanh nghiệp) sang nhà máy mới, được mua vào năm 2020 đang tận dụng hoàn toàn làm nhà kho.
 
Ban lãnh đạo cũng chia sẻ rằng giá thị trường của nhà máy mới mua này đã tăng đáng kể.
 
Bên cạnh đó, được biết các mục tiêu này được xây dựng vào cuối năm 2021, khi mà xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa xảy ra. Ban lãnh đạo dự kiến tác động hạn chế trong ngắn hạn, đồng thời dự báo áp lực sẽ gia tăng sau đó.
 
Cho đến nay, các đơn đặt hàng hiện tại của GDT là hơn 9 triệu USD, hoàn thành 50% kế hoạch xuất khẩu năm 2022, mà ban lãnh đạo cho rằng cung cấp đủ công việc cho doanh nghiệp trong 3 - 4 tháng tới.
 
GDT cho biết đang sở hữu lượng hàng tồn kho với giá ưu đãi, và chỉ cần trả trước 30%. Theo quan điểm của BVSC, hàng tồn kho chi phí thấp hiện tại sẽ giúp trung hòa xu hướng lạm phát giá hàng hóa gần đây và do đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho GDT và bảo vệ tốt biên lợi nhuận ròng.
 
Đáng chú ý, GDT đang trong quá trình thỏa thuận mua lại một nhà sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất tại Đồng Nai từ một đối tác lâu năm của GDT. Nếu thương vụ được chốt sớm trong năm nay, mục tiêu doanh thu thuần năm 2022 có thể điều chỉnh lên đến 600 tỷ đồng.
 
BVSC duy trì khuyến nghị khả quan đối với GDT và giữ nguyên giá mục tiêu theo phương pháp DDM ở mức 65.425 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng 12,3%. BVSC lưu ý rằng giá mục tiêu này bao gồm chiết khấu định giá 15% do tính thanh khoản thấp của cổ phiếu, và chưa kết hợp bất kỳ tác động nào từ việc đánh giá lại các tài sản bất động sản của doanh nghiệp.