• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:34:52 CH - Mở cửa
EU kêu gọi cấm tất cả hàng nhập khẩu liên quan đến phá rừng
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 16/03/2022 5:25:00 CH
Các mặt hàng nhập khẩu được cho là liên quan tới phá rừng sẽ bị kiểm soát bao gồm thịt bò, đậu tương, dầu cọ, ca cao và cà phê.
 
 
Các nhóm môi trường Brazil hôm 14/3 đã thúc giục Liên minh châu Âu thông qua đạo luật mạnh tay cấm tất cả hàng hóa nhập khẩu có liên quan đến nạn phá rừng. Họ cũng đồng thời chỉ trích các “lỗ hổng” trong dự thảo luật mà EU đưa ra.
 
Lá thư từ 34 tổ chức được gửi tới khi các Bộ trưởng môi trường của EU chuẩn bị cho cuộc họp vào ngày 17/3 tại Brussels về đề xuất cấm các sản phẩm gây phá rừng. Các đề xuất này sẽ bao gồm việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với hàng nhập khẩu bao gồm thịt bò, đậu tương, dầu cọ, ca cao và cà phê.
 
Các nhóm cho biết các đề xuất của dự thảo mang tính “cần thiết và tích cực”, nhưng cần “cải tiến” để thực sự chống nạn phá rừng ở các nước xuất khẩu như Brazil, nơi có 60% rừng nhiệt đới Amazon và là nhà xuất khẩu hàng đầu của nhiều sản phẩm liên quan tới nạn phá rừng.
 
“Phải xóa sổ nạn phá rừng và chuyển đổi hệ sinh thái tự nhiên khi nhân loại đứng trước cơ hội ổn định sự nóng lên toàn cầu”, lá thư được ký bởi các nhóm bao gồm Văn phòng Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) Brazil, Đài quan sát Khí hậu và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên.
 
Họ cho biết kế hoạch dự thảo, được trình bày vào tháng 11 năm ngoái, định nghĩa "rừng" quá hẹp. Bởi lẽ, "dự thảo loại trừ phần lớn một số hệ sinh thái quan trọng ở Brazil, bao gồm cả vùng đầm lầy Pantanal, thảo nguyên Cerrado và vùng đất thấp Pampa".
 
Họ cũng kêu gọi các quan chức EU bổ sung thêm nhiều sản phẩm vào danh sách bị kiểm soát, chẳng hạn như bông, ngô và thịt hộp, và đảm bảo các biện pháp thẩm định áp dụng cho toàn bộ các trang trại, không chỉ một phần trong đó.
 
“Tại các trang trại lớn, chủ sở hữu có thể duy trì một khu vực sản xuất không phá rừng để xuất khẩu sang châu Âu và một khu vực khác để phá rừng”, các nhóm môi trường này cho biết.
 
Họ cũng kêu gọi "đảm bảo vững chắc" về quyền con người, đặc biệt là để đảm bảo rằng kinh doanh nông nghiệp không đẩy người bản địa khỏi vùng đất của họ.
 
EU là một trong những khu vực đầu tiên soạn thảo luật như vậy kể từ khi 141 quốc gia ký Tuyên bố Glasgow, cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” nạn phá rừng vào năm 2030.
 
Brazil là một trong những nước ký cam kết tự nguyện, được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 11 năm ngoái.
 
Nhưng nạn phá rừng đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Jair Bolsonaro.
 
 
Kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2019, nạn phá rừng trung bình hàng năm ở Amazon của Brazil đã tăng hơn 75% so với thập kỷ trước, liên quan tới một khu vực lớn hơn Jamaica.
 
Theo một báo cáo năm 2020, 1/5 lượng thịt bò và đậu tương xuất khẩu từ Brazil sang EU được sản xuất trên đất bị phá rừng bất hợp pháp.
 
Hàng chục nhà nghiên cứu từ Brazil, Đức và Mỹ đã sử dụng phần mềm để phân tích 815.000 tài sản nông thôn và xác định các khu vực phá rừng bất hợp pháp ở Amazon và Cerrado, rừng xavan nhiệt đới rộng lớn ở trung tâm Brazil.
 
Raoni Rajao, trưởng dự án và là giáo sư tại Đại học Liên bang Minas Gerais (UFMG) của Brazil cho biết: “Khoảng 18% đến 22% - có thể hơn - xuất khẩu hàng năm từ Brazil sang EU là hậu quả của nạn phá rừng bất hợp pháp".
 
Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh rằng “gần 80% nông dân Brazil tôn trọng Bộ luật Lâm nghiệp” và luật mới sẽ cho phép các cơ quan chức năng “thực hiện các biện pháp nhanh chóng và dứt khoát đối với những kẻ vi phạm”.
 
Về việc tiêu thụ đậu tương, Liên đoàn Động vật Hoang dã Thế giới phát hiện ra rằng người dân châu Âu gián tiếp tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm này vì nó được sử dụng để làm thức ăn cho động vật.
 
Hơn 80% sản lượng đậu tương trên thế giới được sản xuất nội địa hóa ở Brazil, Hoa Kỳ và Argentina cộng lại. Đồng thời, các nước EU và Anh sản xuất ít hơn 1% tổng sản lượng toàn cầu.
 
Vì lý do này, và vì đậu tương không phải là thành phần chính trong chế độ ăn của công dân EU và Vương quốc Anh, nên sự hiện diện của nó trong chuỗi cung ứng thực phẩm châu Âu bị đánh giá thấp.
 
Tuy nhiên, trong khi việc sử dụng trực tiếp đậu tương và dầu đậu nành làm thực phẩm hàng năm lên tới 3,5 kg mỗi người dân, thì ước tính khoảng 55 kg đậu tương được đưa vào tiêu thụ các sản phẩm động vật như thịt, sữa, trứng và cá nuôi, theo các tính toán được bao gồm trong một báo cáo do Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) ủy quyền thực hiện.
 
Đối với WWF, điều này có nghĩa là người châu Âu đang vô tình xóa sổ các khu rừng trên toàn thế giới, góp phần phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên quý giá.
 
Đây không phải là lần đầu tiên các bên liên quan của Brazil, bao gồm các cộng đồng bản địa, kêu gọi EU áp dụng các biện pháp bảo vệ rừng.