• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:51:12 SA - Mở cửa
VN-Index 'mất lái' và cơn bĩ cực của chứng khoán Việt
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 27/04/2022 8:34:25 SA
Có thể nói, 3 tuần qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang chứng kiến khoảng thời gian u ám nhất kể từ khi "làn gió mới" của các nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường cách đây 2 năm.  
 
Theo đó, thị trường liên tục giảm mạnh khiến tâm lý nhà đầu tư chán nản, muốn rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, việc khối ngoại đang đẩy mạnh mua ròng trở lại, cùng mức điều chỉnh khá mạnh đã đưa P/E VN-Index về khoảng 14.x, kỳ vọng thị trường dần trở nên tích cực hơn sau quãng thời gian bất ổn.
 
Lo dòng tiền “rời bỏ”
 
Chỉ số VN-Index liên tục “mất lái” lao dốc, xuyên thủng hàng loạt ngưỡng hỗ trợ, thậm chí có thời điểm về dưới mốc 1.300 điểm – mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm. Như vậy, so với mức đỉnh những ngày đầu tháng 4, VN-Index rơi gần 250 điểm, tương đương gần 15% giá trị trong vòng nửa tháng. Theo đó, vốn hóa của sàn HoSE “bốc hơi” 839.000 tỷ vốn hoá, tương ứng 36 tỷ USD. Phần lớn các mã trên thị trường đã giảm trên 40%, thậm chí có những mã đầu cơ giảm sàn liên tục và rơi đến 70-80%.

 
Nhiều người lo ngại dòng tiền đang bị rút ra khỏi TTCK khi mà sức hấp dẫn đang dần kém đi.
 
Hầu hết các nhà đầu tư đều có tâm lý chán nản và thất vọng bao trùm, nhất là các nhà đầu tư F0 tham gia TTCK từ đầu năm 2022. Bởi lẽ trước những thông tin lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp bị bắt liên quan tới sai phạm “thao túng TTCK”, “bán chui”… các nhà đầu tư nghĩ đến tương lai tươi sáng khi mà thị trường trở nên minh bạch hơn, mốc 1.800 điểm sẽ nhanh chóng đạt được như dự đoán của nhiều chuyên gia. Trái lại, thị trường liên tục giảm sâu, “dò đáy”.
 
"Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường sẽ hồi phục mạnh như năm 2021 nên tranh thủ bắt đáy ở những ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, khi tất cả đều bị xuyên thủng thì tâm lý nhà đầu tư chán nản, mất niềm tin. Rõ ràng đang có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ giẫm lên nhau rời khỏi thị trường", ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam.
 
Quan sát trong những phiên giảm điểm vừa qua, cầu bắt đáy gần như không xuất hiện hoặc chỉ “nhón chân” nhập cuộc đã nhanh chóng bị dập tắt bởi lực bán không quá mạnh - điều ít thấy trong những nhịp giảm sâu trước đây của thị trường.
 
Theo thống kê, giá trị giao dịch trên HoSE gần như không có bước tiến mới trong chuỗi giảm triền miên gần đây và chỉ dao động quanh mức 23.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), trong khi những cú sập mạnh trước đó thanh khoản thường được đẩy lên rất cao, thậm chí trên 30.000 tỷ đồng.
 
Trên khắp các diễn đàn chứng khoán chỉ toàn những lời ca thán của nhà đầu tư. Không dám xem danh mục đầu tư, muốn "gỡ app" và xin rút khỏi TTCK là tâm trạng của hầu hết các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại, nói gì đến chuyện bắt đáy.
 
"Không chỉ có cổ phiếu đầu cơ, ngay cả cổ bluechips, midcap doanh nghiệp cơ bản tăng trưởng đều tan tác hết cả mà không một lý do. Điều gì đang diễn ra vậy? Hoang mang thực sự”, một nhà đầu tư chia sẻ trên nhóm hội chứng khoán.
 
Hiện tại, điều mà nhiều người lo ngại là dòng tiền đang bị rút ra khỏi TTCK khi mà sức hấp dẫn đang dần kém đi, các doanh nghiệp đưa vốn trở lại sản xuất, lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng trở lại và một lượng tiền có thể bị hút do hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp không còn thuận lợi.
 
Mặc dù số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán vào cuối quý I/2022 vẫn lập kỷ lục (ước tính 100.000 tỷ đồng) song con số này được đánh giá không tương xứng với số lượng tài khoản mở mới đột biến trong 3 tháng đầu năm (hơn 676.500 tài khoản), gần gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020.
 
“Đây chỉ là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31/3/2022”, một chuyên gia nhận xét.
 
Không chỉ vậy, sự sụt giảm về mặt thanh khoản trong những tháng đầu năm 2022 so với cuối năm 2021 cũng phần nào cho thấy dòng tiền đã giảm nhiệt. Cụ thể, tháng 3 ghi nhận số tài khoản mở mới tăng đột biến, vượt xa đỉnh cũ đạt được vào tháng 12/2021 (270.217 tài khoản) nhưng thanh khoản bình quân phiên lại chỉ ở mức 26.600 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với còn số kỷ lục hơn 32.800 tỷ đồng đạt được vào tháng 11/2021.
 
Bao giờ thị trường mới tạo đáy?
 
Đây được cho là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại. Bởi lẽ thị trường đã vượt xa cả những kịch bản dự tính của mỗi nhà đầu tư, ngay cả những chuyên gia của các công ty chứng khoán hầu hết vẫn đưa ra những dự báo thận trọng, dù thị trường ghi nhận những phiên phục hồi đan xen trong chuỗi giảm vừa qua.
 
“Thị trường vẫn trong giai đoạn kém tích cực khi thanh khoản kém và vẫn sẽ có nhiều biến động” ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) đánh giá.
 
Tuy nhiên, mới đây, trong báo cáo chiến lược TTCK Việt Nam, J.P.Morgan, một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới cho rằng, P/E cổ phiếu Việt Nam đã giảm xuống 13,1 lần trên cơ sở P/E dự phóng, dưới mức trung bình 10 năm (14,5 lần) và từ năm 2014, thị trường hiếm khi giao dịch ở mức định giá này trong hơn hai tháng. Vì thế, tổ chức này tin rằng việc điều chỉnh rất khó khăn nhưng sẽ không còn lâu nữa.
 
Theo Bloomberg, P/E của VN-Index hiện còn 14,7 lần. Trước đó, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS từng nhận định: "Trong điều kiện bình thường, P/E thị trường quanh mức 15 lần thì đó chính là đáy". Như vậy, rất có thể thị trường sắp chấm dứt những chuỗi ngày đen tối.
 
Không chỉ vậy, với triển vọng tăng trưởng kinh tế hàng đầu khu vực và định giá còn tương đối rẻ, chứng khoán Việt đang thu hút khối ngoại mua ròng trở lại sau hơn 2 năm bán ròng cực mạnh. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ các quỹ đầu tư.
 
Số liệu thống kê từ đầu tháng 4 cho thấy, DCVFM VNDiamond ETF đã phát hành ròng 24,1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 722 tỷ đồng, nâng lượng vốn đổ ròng vào quỹ từ đầu năm tới nay lên hơn 800 tỷ đồng. Đây cũng là quỹ ETF hút vốn mạnh nhất thị trường từ đầu năm tới nay.
 
Tương tự, sau giai đoạn bị rút vốn khá mạnh, DCVFM VN30 ETF cũng đang hút vốn trở lại trong những ngày gần đây khi TTCK Việt Nam giảm sâu. Tính riêng từ 19-25/4, DCVFM VN30 ETF đã hút ròng khoảng 780 tỷ đồng.
 
Hay như quỹ ETF đến từ Đài Loan là Fubon FTSE Vietnam ETF đã hút ròng lượng vốn lên tới gần 16 triệu USD (khoảng 360 tỷ đồng) từ đầu tháng 4 tới nay và toàn bộ đã được giải ngân vào cổ phiếu Việt Nam.
 
Như vậy, từ đầu tháng 4, ước tính 3 quỹ ETF lớn nhất thị trường nêu trên đã giải ngân thêm khoảng 1.200 tỷ đồng vào chứng khoán Việt Nam.
 
“Với việc khối ngoại đang đẩy mạnh mua ròng trở lại, cùng mức điều chỉnh khá mạnh đưa P/E VN-Index về khoảng 14.x, chúng ta có thể kỳ vọng xu hướng giảm của thị trường sẽ chững lại và dần trở nên tích cực hơn sau quãng thời gian bất ổn vừa qua”, một vị chuyên gia nhận định.