• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:22:04 SA - Mở cửa
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên muốn gấp rút nhập khẩu than từ Nam Phi
Nguồn tin: VietNam Finance | 03/04/2022 11:50:35 SA
 Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị Đại sứ Nam Phi hỗ trợ giới thiệu, kết nối các đối tác tiềm năng của Nam Phi trong lĩnh vực than, khoáng sản với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam để đi đến ký kết hợp đồng, đưa các chuyến hàng than về Việt Nam ngay trong tháng 4, tháng 5 tới.
 
Ngày 2/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam để tìm nguồn than nhập khẩu ổn định, chất lượng cao.
 
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam đang có nhu cầu lớn về nguồn nguyên nhiên vật liệu, trong đó có than. Việc đa dạng hoá và tìm nguồn cung ứng than tiềm năng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
 
Nam Phi hiện sản xuất gần 260 triệu tấn than năm 2020, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 30%. Các loại than do Nam Phi sản xuất là than có chất lượng tốt, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than và ngành sản xuất của Việt Nam.
 
Do đó, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Nam Phi hỗ trợ giới thiệu, kết nối các đối tác tiềm năng của Nam Phi trong lĩnh vực than, khoáng sản với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc…để đi đến ký kết hợp đồng, đưa các chuyến hàng than về Việt Nam ngay trong tháng 4, tháng 5 tới.
 
 
Các loại than do Nam Phi sản xuất có quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than và ngành sản xuất của Việt Nam
 
Bên cạnh vấn đề tìm nguồn cung than từ Nam Phi, Bộ trưởng cũng xác định những trọng tâm khác cần tập trung thúc đẩy với thị trường này trong năm 2022, bao gồm: Tổ chức Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban thương mại hỗn hợp Việt Nam - Nam Phi; thúc đẩy đưa hàng xuất khẩu của Việt Nam vào hệ thống siêu thị tại Nam Phi; thúc đẩy hợp tác công nghiệp giữa hai nước (khai khoáng, luyện kim, dệt may, phân bón…).
 
Theo Bộ Công thương, bất chấp dịch Covid-19, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi vẫn duy trì ổn định ở mức trên 1,39 USD. Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.
 
Đại sứ Cộng hòa Nam Phi Mpetjane Kgaogelo Lekgoro khẳng định, Nam Phi luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, năng lượng và khoáng sản với Việt Nam.
 
Đại sứ cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương Việt Nam và các cơ quan hữu quan trong nước để thúc đẩy giải quyết các vấn đề Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu.
 
Sau cuộc họp hôm nay, Đại sứ sẽ về nước công tác và trao đổi ngay với Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Nam Phi về nội dung cung ứng than cho Việt Nam cũng như hỗ trợ kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu than của hai nước. Ngoài ra, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cũng đề nghị phía Việt Nam tạo thuận lợi để một số mặt hàng có thế mạnh của Nam Phi có thể tiếp cận thị trường Việt Nam.
 
Trước tình trạng thiếu than cho sản xuất điện, ngày 1/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng để tháo gỡ vấn đề này. Trong đó, Bộ trưởng đã họp khẩn với ba tập đoàn lớn, gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie để tìm nguồn cung nhập khẩu than.