• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,16 +1,05/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:54:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,16   +1,05/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,35   -0,13/-0,06%  |   UPCOM-INDEX   93,13   +0,02/+0,02%  |   VN30   1.314,73   +1,25/+0,10%  |   HNX30   463,52   +1,33/+0,29%
20 Tháng Giêng 2025 9:55:50 SA - Mở cửa
Rung lắc mạnh hơn, VN-Index vẫn chốt phiên ngay sát 1.270 điểm
Nguồn tin: BizLive | 26/05/2022 11:32:26 SA
 
Những nhịp rung lắc trong phiên chiều diễn ra mạnh hơn và có thể xem là một bài test tâm lý với nhà đầu tư. Dù vậy, VN-Index vẫn kịp thời hoàn thành nhiệm vụ cuối phiên.
 
VN-Index đang liên tục có những biến động rất khó phán đoán đặc biệt trong quãng thời gian cuối phiên.
So với phiên sáng, biên độ còn nhỉnh hơn khi chỉ số đã có lúc giảm xuống sát 1.260 điểm.
 
Thời điểm ghi nhận mức điểm số thấp phiên là 14h20 gần như là còn rất ít thời gian giao dịch. Tuy nhiên, chỉ số vẫn kịp thời đảo chiều trong phiên ATC và chốt tại 1.268,57 điểm (+0,01%).
 
 
Có 3 lý do để nhà đầu tư có thể lý giải cho sự rung lắc rồi đảo chiều gấp rút này đó là phái sinh và tiền lớn đang cố gắng test tâm lý, cuối cùng là động thái bán mạnh cuối phiên của tiền ngoại.
 
Với phái sinh, thanh khoản dù đang liên tục suy giảm nhưng vẫn rất lớn là 280 nghìn đơn vị. Nếu như diễn biến chiều qua hướng đến việc "sát phạt" các vị thế short thì hôm nay có thể xem như cách vận động ngược lại hướng vào các vị thế long.
 
Trong khi đó, với thị trường cơ sở, các pha đảo chiều có hàm ý kiểm tra lại cung cầu đặc biệt là lực cung từ nhóm nhà đầu tư bắt đáy. Và như đã lưu ý, việc bán ra đã xuất hiện từ sáng nay nên nếu tâm lý kém ổn định, các cổ phiếu hoàn toàn có thể ghi nhận mức giảm mạnh.
 
Phản ứng của các cổ phiếu vẫn được xem là tương đối lành mạnh khi số mã giảm cuối phiên chỉ được nới lên 37,7%. Biên độ giảm cũng không mở ra, phần lớn vẫn giảm dưới 1%. Chiều ngược lại, các mã tăng trần như APH, ORS, TSC, DBC, SBT, PSH, TNT đều giữ được thành quả đến cuối phiên.
 
Với tiền ngoại, các động thái bán ra mạnh tay đặc biệt xuất hiện từ thời điểm 14h đã khiến cho cán cân giao dịch bị đảo chiều. Tổng giá trị bán ròng tới cuối phiên đạt gần 280 tỷ đồng trong số này có sự xuất hiện của MSN (-1,72%), nhân tố chính gây nên sức cho thị trường cuối phiên.

 
Tạm thời, VN-Index đã có phiên vượt khó rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể sẽ có thêm những màn nắn gân thị trường ở những phiên tiếp theo.
 
Điểm cần phải lưu ý nhất là dòng tiền lại có biểu hiện chậm lại sau khi đã tham gia khá sôi động ở phiên sáng. Giá trị giao dịch cả phiên đã không thể vượt được phiên hôm qua, chỉ đạt 13.766 tỷ đồng.
 
Với HNX-Index và UPCoM-Index, biến động trái chiều đã diễn ra. Chỉ số HNX-Index chốt phiên giảm 0,51% xuống 313,29 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,18% lên 94,95 điểm. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 2.300 tỷ đồng.
 
*****
 
Sắc đỏ không cho thấy sự lan ra trên cả thị trường. Tới cuối phiên sáng, số mã giảm vẫn chỉ ở mức 36% so với 54% mã tăng và 10% mã đứng giá tham chiếu. Phần lớn các cổ phiếu bị bán ra không ghi nhận biên độ rộng ngoại trừ nhóm FLC, AMD, ROS giảm sàn.
 
Các mã như PVD (-0,23%), VCG (-0,73%), HQC (-0,53%), DPM (-0,34%), POW (-0,75%), DIG (-0,17%), BVH (-0,57%), HAG (-0,97%), GVR (-0,2%), FCN (-0,28%) chủ yếu chỉ giảm dưới 1%. Mã đang được xem là có thông tin bất lợi sau ĐHĐCĐ thường niên là HPG (+2,18%) thậm chí hồi phục lên trên 35.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể lấy HPG làm ví dụ điển hình để đánh giá về sự kiềm chế của tâm lý phe bán trên toàn thị trường.
 
Trong khi đó, với 54% mã đang tăng giá, SSI (+4%), FRT (+3,12%), APH (+6,82%), DBC (+6,98%), TSC (+6,62%) vẫn đang hồi phục với biên độ trên 3%. Hiện SSI còn đang là mã được giao dịch tốt nhất sàn với giá trị giao dịch là 635 tỷ đồng.
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index đang tăng 0,22% lên 1.271,18 điểm. Thanh khoản của sàn đạt 331,77 triệu đơn vị, tương đương 8.123 tỷ đồng.
 
Còn HNX-Index vẫn đang giảm 0,45% xuống 313,5 điểm. Thanh khoản sàn đạt 47,41 triệu đơn vị, tương đương 898 tỷ đồng.
 
*****
 
Thị trường không phải chứng kiến trạng thái hồi phục với thanh khoản yếu đi như những phiên trước. Giá trị giao dịch tiếp tục có sự cải thiện và vẫn cao hơn bình quân 1 tháng.
 
 
Nỗi sợ lớn nhất với thị trường là việc hồi phục không có sự duy trì của thanh khoản. Tuy nhiên, trong 1 tiếng rưỡi giao dịch đầu tiên, giá trị giao dịch vẫn đang cải thiện.
 
Ở phiên hôm qua, giá trị giao dịch đã có sự khởi sắc thì đến sáng nay vẫn tiếp tục có sự gia tăng. Giá trị giao dịch tính đến 10h30 đã hơn 6.000 tỷ đồng, cao hơn cùng thời điểm hôm qua khoảng 900 tỷ đồng.
 
Các cổ phiếu tăng trên 2% như SSI (+3,5%), GEX (+2,16%%), HCM (+2,5%), HSG (+2,36%), SBT (+4,2%), PLX (+3,14%), DGW (+2,17%) vẫn đang được duy trì. Một số mã tăng trần như ORS, APH, TSC, DBC, TNT cũng đã xuất hiện.
 
Tất nhiên, việc có lực bán chốt lời cổ phiếu bắt đáy cũng đồng hành là điều khó tránh khỏi. Dù vậy, chưa hề có sự lấn lướt của sắc đỏ. Các mã tăng giá vẫn "phủ sóng" 55% so với 31% mã giảm và 14% mã đứng giá tham chiếu.
 
VN-Index tới khoảng 10h30 đã tăng lên 1.272 điểm sau khi vượt qua nhịp rung lắc nhẹ đầu phiên với đóng góp lớn nhất từ VHM (+1,5%), GAS (+1%), HPG (+1,5%) và PLX (+3%).
 
Trong khi đó, HNX-Index đang gặp phải rung lắc nhiều hơn. Chỉ số này đã có không dưới 3 lần đổi màu, tại thời điểm 10h30 đang giảm xuống 314 điểm.