• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:58:21 SA - Mở cửa
NVT: Kinh doanh liên tiếp giảm sút, cổ phiếu vẫn gây ‘sốc’
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 06/05/2022 8:46:27 SA
Liên tục chìm sâu trong thua lỗ nhưng trên sàn chứng khoán, cổ phiếu NVT của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay lại gây “choáng váng” cho các nhà đầu tư khi có chuỗi tăng trần và giảm sàn nhiều phiên liên tiếp trong thời gian gần đây.
 
Mới đây, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay đã công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý I/2022 với doanh thu thuần tăng 67% so với cùng kỳ, lên mức gần 72 tỷ đồng.
 
Lỗ luỹ kế hơn 710 tỷ đồng
 
Tuy nhiên, chi phí tài chính lại ghi nhận cao kỷ lục 6,4 tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm trước do chi phí lãi vay ghi nhận tới 6 tỷ đồng, gấp gần 11 lần so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận gia tăng đáng kể, lần lượt 43% và 98% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 8 tỷ đồng và 21 tỷ đồng, là nguyên nhân chính khiến Ninh Vân Bay lỗ ròng hơn 5,8 tỷ đồng, nặng hơn mức âm 1,8 tỷ của cùng kỳ. Đây cũng là quý thứ 5 liên tiếp chìm trong thua lỗ của công ty. Theo đó, lỗ luỹ kế của Ninh Vân Bay nâng lên hơn 710 tỷ đồng.

 
BCTC hợp nhất quý I/2022 của Ninh Vân Bay. (Nguồn: VietstockFinance)
 
Được biết, trong năm 2022, Ninh Vân Bay lên kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 345 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trong quý I/2022, kế hoạch lợi nhuận của cả năm còn rất xa tầm với.
 
Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2021, do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19 làm ngành du lịch “chết cứng”, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu giảm 40% so với năm 2020 về còn 126 tỷ đồng - mức thấp nhất kể từ năm 2015. Sau khi trừ các chi phí khác, công ty báo lỗ sau thuế 65 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi sau thuế hơn 19 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2021 là 707 tỷ đồng, dần ăn mòn vốn góp chủ sở hữu 905 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của Ninh Vân Bay đạt 1.086 tỷ đồng, nợ phải trả tăng rất mạnh, gấp 4 lần so với đầu năm.
 
Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh “cài số lùi” nhưng “trùm BOT” Tasco (HUT) vẫn “quyết” đầu tư vào Ninh Vân Bay với mục tiêu tạo nền tảng thương hiệu, vận hành và triết lý phát triển sản phẩm bất động sản cao cấp, thông qua Công ty TNHH Tasco Land (Tasco sở hữu 100% vốn điều lệ).
 
Cùng với đó là sự biến động “ghế nóng” khi mới đây trong ĐHCĐ thường niên năm 2022, Ninh Vân Bay đã trình ĐHCĐ thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Hồ Việt Hà vì lý do cá nhân của ông Hà.
 
Trước đó, Ninh Vân Bay đã công bố bổ nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) làm Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 16/3, thay thế cho bà Ngô Thị Thanh Hải đã được miễn nhiệm hồi tháng 9/2021.
 
Được biết, ông Hồ Việt Hà vào HĐQT từ tháng 11/2019 và được bầu là Chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay từ cuối tháng 6/2021. Ông Hà cũng chính là sợi dây liên kết mật thiết nhất của cổ phiếu NVT với hệ sinh thái "DNP-Tasco" của ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch HĐQT Nhựa Đồng Nai (DNP).
 
Cụ thể, ông Hồ Việt Hà giữ chức Chủ tịch HĐQT Tasco thay cho ông Phạm Quang Dũng kể từ phiên họp bất thường cuối tháng 10/2021 - sự kiện đánh dấu bước chuyển giao thế hệ lãnh đạo, cũng như nhà đầu tư của Tasco. Đồng thời trước đó, ông Hà cũng nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch DNP Water - công ty con trong mảng nước của Nhựa Đồng Nai. Tuy nhiên, ngày 29/4 vừa qua, ông Vũ Đình Độ được bầu làm Chủ tịch HĐQT Tasco nhiệm kỳ 2022-2027, thay ông Hà và ông Hà vẫn giữ vai trò thành viên HĐQT Tasco nhiệm kỳ mới.
 
“Ba chìm bảy nổi” trên sàn
 
Mặc dù kết quả kinh doanh bết bát, song cổ phiếu NVT vẫn không ngừng gây chú ý trên thị trường khi liên tục có những giai đoạn tăng nhanh, giảm sốc, mang tới nhiều cung bậc cảm xúc cho các nhà đầu tư lỡ “nhảy tàu”. Điều này cũng làm dấy lên dấu hỏi về tính minh bạch của cổ phiếu: Liệu NVT có đang bị “làm giá”?
 
Theo quan sát, từ khi lên sàn ngày 7/5/2010 với giá tham chiếu 25.000 đồng/cp, cổ phiếu NVT được nhiều nhà đầu tư săn đón khi có kết quả kinh doanh khả quan năm 2009 và kế hoạch kinh doanh đầy triển vọng với hàng loạt dự án. Theo đó, ngay phiên chào sàn, cổ phiếu NVT đã tăng trần lên mức 30.000 đồng/cp với 642.490 cổ phiếu được khớp lệnh và chỉ sau 2 phiên, cổ phiếu NVT đã tăng lên mức 33.000 đồng/cp.
 
Tuy nhiên, đây cũng chính là mức đỉnh bởi sau đó, cổ phiếu NVT đi lùi về mức giá 14.000 đồng/cp (cuối năm 2010). Thời điểm đó, những nhà đầu tư đua sóng lên sàn xót xa khi trong vòng 7 tháng đã mất hơn 50% giá trị.
 
Những năm sau đó, do kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, cổ phiếu NVT cũng "mất phanh", đến mức có thời điểm lao dốc xuống 1.900 đồng/cp (cuối năm 2011). Sau đó, cổ phiếu này thường xuyên giao dịch trong tình trạng lên xuống thất thường. Không chỉ vậy, cổ phiếu NVT còn liên tục bị duy trì diện cảnh báo, thậm chí còn từng bị tạm ngừng giao dịch từ 4/4/2013 và chỉ được giao dịch trở lại từ 11/4/2013 dưới dạng kiểm soát.
 
“Làn gió” mới của cổ phiếu NVT bắt đầu sau thông tin Tasco sẽ đầu tư vào Ninh Vân Bay và sự biến chuyển nơi thượng tầng. Cùng với loạt cổ phiếu “họ DNP”, cổ phiếu NVT đã gây được sự chú ý trên thị trường khi tăng trần 12 phiên (13-30/3/2022), chỉ duy nhất một phiên điều chỉnh nhẹ (ngày 23/3), đưa thị giá NVT lên hơn gấp đôi, tức từ mức 15.800 đồng/cp lên vùng đỉnh 32.400 đồng/cp, bất chấp VN-Index chìm trong sắc đỏ, cũng như cổ phiếu này tiếp tục bị HoSE duy trì diện cảnh báo trong ngày 12/4 vừa qua do lợi nhuận sau thuế năm 2021 là con số âm.
 
Thời điểm cổ phiếu liên tục gây sốc, nhiều nhà đầu tư vội vã xuống tiền vì sợ “lỡ tàu”. Tuy nhiên, sau chuỗi tăng "nóng", cổ phiếu này “quay xe” nằm sàn nhiều phiên liên tiếp, xuống mức 20.400 đồng/cp (12/4), khiến nhiều nhà đầu tư trót lỡ đu đỉnh đứng ngồi không yên vì không biết khi nào “về bờ”. Bởi chỉ trong vỏn vẹn 8 phiên giao dịch, cổ phiếu NVT đã mất hơn 37% giá trị. Sau đó, cùng với điều chỉnh chung của thị trường, cổ phiếu NVT giảm về mức giá 14.600 đồng/cp (ngày 25/4).
 
Thế nhưng, đáng chú ý, mặc dù báo lỗ quý I/2022, song cổ phiếu NVT đang tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp lên 20.200 đồng/cp (ngày 5/5), ghi nhận mức tăng hơn 30% chỉ trong vòng 1 tuần qua.