• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 2:03:38 SA - Mở cửa
Vì sao doanh nghiệp hàng không bị thua lỗ “đeo bám” dai dẳng?
Nguồn tin: Vneconomy | 01/06/2022 8:27:56 SA
Hàng loạt nhân tố khó dự đoán vẫn “rình rập” ngành hàng không, làm đảo lộn các kịch bản phục hồi và phát triển trong năm nay,nhất là khi khách quốc tế vẫn vắng bóng...

Thị trường hàng không nội địa có sự hồi phục đáng kinh ngạc khi lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường nội địa đạt 11,5 triệu khách, bằng 98% so cùng kỳ 2019 và chỉ riêng tháng 4, thị trường hàng không nội địa đạt 3,6 triệu khách, tăng ấn tượng 19% so với tháng 4 năm 2019. Như vậy, với các đường bay quốc nội, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hầu như phục hồi.
 
"Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của thị trường quốc tế vẫn còn hạn chế khi 4 tháng đầu năm 2022 mới đạt khoảng 7% so với cùng kỳ 2019 và cả năm 2022 dự kiến chỉ đạt gần 1/3 so với trước dịch."
 
Cùng với đó, các chính sách khơi thông hàng không quốc tế cũng thực sự mang lại luồng sinh khí cho ngành hàng không vốn hoạt động cầm chừng trong suốt 2 năm qua.
 
Đó là việc mở cửa hoàn toàn các đường bay quốc tế đi đến Việt Nam từ 15/3 và mới đây nhất là dỡ bỏ yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ 15/5 cùng việc khôi phục chính sách miễn visa cho công dân 13 nước, trong đó có các nước Tây Âu.
 
Có thể nói, Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia gấp rút triển khai các biện pháp mở cửa, nới lỏng quy định nhập cảnh cho khách quốc tế để kích cầu du lịch.
 
 
Ngành hàng không được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2022. Tổng thị trường vận tải hành khách dự báo sẽ hồi phục về mức 2019 vào năm 2024.
 
KHÔNG PHẢI CỨ MỞ ĐƯỜNG BAY LÀ CÓ LỢI NHUẬN
 
Vietjet Air hiện là hãng hàng không duy nhất đến thời điểm này báo lãi. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 1 của công ty mẹ đạt 40 tỷ đồng/3.340 tỷ đồng doanh thu. Còn theo báo cáo hợp nhất, Vietjet lãi đến 244 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm 2021 và doanh thu đạt 4.522 tỷ đồng, tăng 12%.
 
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý, Vietjet kinh doanh có lãi chủ yếu nhờ doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính bù đắp lên đến 1.160 tỷ đồng. Còn về mảng kinh doanh cốt lõi, Vietjet tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn trong khiến lỗ gộp tới gần 257 tỷ đồng.
 
Trong quý 1, doanh thu từ vận chuyển hành khách Vietjet đạt 2.353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52% trong cơ cấu tổng doanh thu hợp nhất. Vietjet thực hiện 20.000 chuyến bay và vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách trên gần 60 đường bay nội địa và quốc tế được khai khác. Tổng số chuyến bay và lượt khách đạt 50% và 55% so với tổng số cả năm 2021, đánh dấu cột mốc phục hồi mạnh mẽ của Vietjet sau đại dịch Covid-19.
 
Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, tổng sản lượng riêng Vietjet trong quý 1 đạt hơn 12,5 ngàn tấn, đưa doanh thu vận chuyển hàng hóa của Vietjet và các công ty con đạt gần 371 tỷ đồng, sụt giảm 17% so với cùng kỳ.
 
Với “anh cả” Vietnam Airlines, kết quả kinh doanh quý 1 vừa được công bố với mức lỗ trên 2.400 tỷ đồng cũng phản ánh những khó khăn trong giai đoạn phục hồi đi kèm với những rủi ro mới phát sinh từ chiến tranh, giá nhiên liệu.
 
Nói về tình hình kinh doanh quý 1, một lãnh đạo của Vietnam Airlines chia sẻ: “Thị trường quốc tế chiếm khoảng 65% doanh thu của Vietnam Airlines đang phục hồi rất chậm”. Bên cạnh đó, giá dầu những tháng đầu năm tăng dựng đứng, chất chồng thêm những khó khăn trong giai đoạn đầu phục hồi của các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines.
 
Với Bamboo Airways, trong báo cáo tài chính của Tập đoàn FLC mới nhất, quý 1 ghi nhận khoản lỗ sau thuế 465 tỷ đồng, trong đó, khoản lỗ gần 265 tỷ đồng chủ yếu của Bamboo Airways.
 
Điều này cho thấy, dù nền kinh tế được phá băng, các đường bay dần sôi động trở lại nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi từ vận tải hàng không của các hãng bay vẫn chưa thể cân đối và có lãi ngay trong giai đoạn đầu.
 
NHÂN TỐ NÀO LÀM ĐẢO LỘN TIẾN TRÌNH PHỤC HỒI?
 
Chia sẻ tại hội thảo quốc tế “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới” mới đây, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không trong 2 năm qua, kéo lùi sự phát triển của ngành hàng không và gây ra các hậu quả tiêu cực đến các đơn vị trong dây chuyền vận tải hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam.
 
Sang năm 2022, với việc nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19 và tình hình phòng chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả khả quan, thị trường hàng không Việt Nam có dấu hiệu hồi phục nhưng mới ở thị trường nội địa. Trong giai đoạn trước mắt, ông Thắng nhìn nhận vẫn có nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành hàng không.
 
Cụ thể, thứ nhất, về thị trường. Thị trường có dấu hiệu hồi phục nhưng mới chỉ ở thị trường nội địa. Với thị trường quốc tế, hiện tại, mặc dù các hãng hàng không Việt Nam cũng như quốc tế khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống, tuy nhiên, lượng khách quốc tế vẫn chủ yếu là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh mà lượng khách du lịch là nguồn khách chính của ngành hàng không vẫn rất hạn chế.
 
Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chưa được kích hoạt do các quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp chống dịch ở những mức độ khác nhau, chưa tạo điều kiện cho du lịch quốc tế.
 
Thị trường khách Nga bị đóng băng, chưa biết đến khi nào mở lại do xung đột Nga-Ukraine. Hoạt động khai thác hàng không quốc tế cũng bị ảnh hưởng do các hãng phải tránh không phận Nga và vùng chiến sự, ảnh hưởng đến các đường bay châu Âu khi phải bay vòng.
 
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của Covid-19, trên bình diện quốc tế, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiết giảm nhu cầu không cần thiết, trong đó có nhu cầu du lịch quốc tế.
 
Thứ hai, về tài chính. Việc bảo đảm nguồn vốn để phát triển giai đoạn hậu Covid-19 là một thách thức lớn đối với các hãng hàng không.
 
Sau 2 năm chống chọi với đại dịch, các đơn vị trong ngành hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt đều chật vật, xoay xở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không như cảng hàng không, phục vụ mặt đất, xăng dầu, quản lý bay cũng hỗ trợ nhiều cho các hãng hàng không Việt Nam thông qua việc cho thanh toán chậm, giãn nợ, hoãn nợ...và điều này cũng khiến tình hình tài chính của các đơn vị này bị ảnh hưởng.
 
Thứ ba, về nguồn nhân lực. Với việc khai thác cầm chừng, có giai đoạn gần như đóng băng, đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2021 gây nên sự xáo trộn, thay đổi về nhân lực của các hãng.
 
Với việc phục hồi của thị trường hàng không, gia tăng nhu cầu khai thác trên phạm vi toàn cầu, các hãng hàng không đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, đặc biệt là tổ bay, nhân viên kỹ thuật và các hãng hàng không Việt cũng không phải ngoại lệ.
 
Thứ tư, giá nhiên liệu. Sau một giai đoạn dài giữ ổn định ở mức thấp thì hiện giá xăng dầu liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua và chưa có tín hiệu giảm nhiệt. Việc giá nhiên liệu Jet A1 trên 160 USD/thùng, tăng gần 30% so dự kiến và chiếm trên 40% chi phí khai thác của các hãng hàng không, áp lực chi phí lên hoạt động các hãng hàng không đang rất nặng nề.
 
NẮM BẮT CƠ HỘI, HÀNG KHÔNG DẪN SÓNG PHỤC HỒI
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh những khó khăn, thách thức nêu trên, có không ít cơ hội để ngành hàng không bứt phá trong điều kiện Việt Nam thích ứng an toàn, hiệu quả với đại dịch.
 
Hàng loạt tỉnh, thành phố ráo riết triển khai kế hoạch lấy lại những gì đã mất từ du lịch. Đà Nẵng công bố hàng loạt chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Enjoy Danang”. Sở Du lịch Hải Phòng vừa công bố bản đồ ẩm thực “food tour” vào đầu tháng 5 vừa qua. Một số mô hình F&B cũng đang kích cầu cho du lịch địa phương.
 
"Ông Vũ Thanh Hùng, CEO iPOS.vn - đơn vị cung cấp giải pháp quản lý công nghệ chuyên biệt cho ngành F&B, kỳ vọng rất lớn từ cú hích du lịch và sức hút khó cưỡng từ nền kinh tế đêm tại Việt Nam sẽ “hút” du khách quốc tế."
 
Nhìn từ tốc độ tăng trưởng doanh thu thần tốc tại các nhà hàng, café sau đại dịch và với mức tăng đột biến vào mùa nghỉ lễ 30/4 vừa qua, đặc biệt là từ các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, cho thấy du lịch hè đang sôi động trở lại.
 
Lạc quan về triển vọng phát triển hàng không Việt Nam trong năm nay và thời gian tới, GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng nhìn nhận, nhiều khả năng hàng không sẽ là lĩnh vực dẫn đầu sóng phục hồi trở lại sau dịch với hàng loạt đường bay nội địa, quốc tế được khôi phục và mở rộng.
 
Tuy nhiên, ông Đạt lưu ý, cần tạo liên kết chuỗi giá trị hàng không – du lịch – dịch vụ. Khi kinh tế phục hồi, việc làm và thu nhập sẽ gia tăng, nhu cầu du lịch và đi lại hàng không bị nén căng trong thời gian qua sẽ sớm bật dậy. Do đó, cần đẩy mạnh các biện pháp kích cầu để thu hút người dân du lịch trong nước, tăng nguồn thu cho các địa phương.
 
Việc liên kết, tạo ra chuỗi giá trị hàng không- du lịch- dịch vụ sẽ tạo cơ hội cho cả ngành du lịch, hãng hàng không, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài đi du lịch, do vậy “mở đường” hàng không sẽ tạo điều kiện lớn cho du lịch phục hồi mạnh, từ đó tạo tác động lan tỏa tích cực đối với các ngành kinh tế có liên quan như bán lẻ, nhà hàng, khách sạn… Ngược lại, nhu cầu du lịch, dịch vụ phát triển lại mang nguồn khách rất lớn cho ngành hàng không.

 
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
 
“Để ngành hàng không, đặc biệt là vận tải hàng không phục hồi và phát triển giai đoạn hậu Covid-19, đầu tiên, cần rà soát, điều chỉnh chính sách vận tải hàng không trong giai đoạn hậu Covid19, đặc biệt là việc điều tiết vận tải hàng không quốc tế để hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam trong việc duy trì, phục hồi sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 
Tiếp đến, tăng cường công tác quản lý lực lượng vận tải hàng không Việt Nam. Theo đó, số lượng hãng hàng không tham gia thị trường, quy mô đội tàu bay của các hãng hàng không… bảo đảm phù hợp với hạ tầng, nguồn nhân lực đặc thù và năng lực giám sát an toàn hàng không của Nhà Chức trách hàng không Việt Nam. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cảng hàng không, cải tiến phương thức bay đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm…”

 
TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
 
“Theo dự báo ổng thị trường quốc tế (bao gồm thuê chuyến) dự kiến đến năm 2025 mới đạt 39,4 triệu lượt khách, trong khi nội địa đạt 44,1 triệu lượt khách. Khi đó, tổng thị trường vận tải hành khách sẽ hồi phục về mức 2019 vào năm 2024 với 78 triệu lượt khách.
 
Hiện đại dịch phần nào được kiểm soát và các hoạt động kinh tế xã hội phục hồi ở trạng thái bình thường mới, tuy nhiên, ngành hàng không vẫn được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2022. Các hãng hàng không sẽ phải xử lý hài hòa giữa một bên là chi phí vận hành tăng cao trong khi phải đặt giá vé thấp để kích cầu. Ngoài ra, việc duy trì trạng thái thanh khoản cao hơn sẽ là một yếu tố bắt buộc đối với các hãng hàng không sau bài học kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19”.