• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 5:25:07 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp dệt may vẫn lo lợi nhuận teo tóp giữa 'bão' chi phí
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 17/06/2022 8:36:23 SA
Tuy ngành dệt may khởi sắc tốt từ đầu năm 2022 đến nay, nhưng vẫn có không ít doanh nghiệp trong ngành chực chờ nỗi lo lợi nhuận teo tóp khi thu không đủ bù chi giữa cơn “bão” chi phí. Để nới biên lợi nhuận thì việc tiết giảm chi phí, tự chủ nguyên phụ liệu đầu vào, hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất, gia tăng ký kết các hợp đồng FOB… rất cần thiết trong lúc này.
 
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022 vừa được tổ chức trong tháng 6/2022 này, điều làm cho nhiều người chú ý khi Tổng công ty Việt Thắng – CTCP (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam) đặt mục tiêu doanh thu năm nay là 1.356 tỷ đồng (bằng 103,49% so với năm 2021), trong khi mục tiêu cho lợi nhuận trước thuế có vỏn vẹn 85 tỷ đồng, chỉ bằng 77,27% so với năm 2021.
 
Doanh thu không đủ bù đắp chi phí
 
Bên cạnh tình hình bất lợi trong những tháng đầu năm nay, doanh nghiệp (DN) này dự báo sẽ còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của giá cả nguyên vật liệu do cuộc xung đột Nga - Ukraine. 

 
Để nới biên lợi nhuận giữa “bão” chi phí thì các DN nội địa trong ngành dệt may còn nhiều việc phải cải thiện.
 
Theo nhận định của ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc của Việt Thắng, tình hình giá các loại nguyên liệu cơ bản như bông xơ biến động liên tục với biên độ lớn khiến đầu ra đối với xơ sợi sẽ gặp khó khăn.
 
Để có thể gia tăng lợi nhuận và tiết giảm chi phí giữa cơn “bão giá”, phía Việt Thắng định hướng thời gian tới sẽ tăng cường đầu tư vào khâu sản xuất vải thành phẩm, ổn định chất lượng khâu in nhuộm và hoàn tất, tính toán mặt hàng sản xuất tối ưu, cân đối dây chuyền một cách hợp lý. Và nhất là triệt để tiết kiệm nguyên liệu, nhất là bông xơ, vật tư, phụ tùng và năng lượng.
 
Còn với CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, doanh thu tháng 5/2022 mới công bố cho thấy đã đạt 13 triệu USD (khoảng 301 tỷ đồng), giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó lợi nhuận sau thuế là 501.000 USD (khoảng 11,6 tỷ đồng), giảm đến 29%.
 
Phía công ty này cho biết đã nỗ lực gia tăng năng suất, cắt giảm chi phí để bù đắp cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí xăng dầu và chi phí logistic tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.
 
Trong khi đó, với CTCP Garmex Sài Gòn, tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022 (dự kiến tổ chức ngày 18/6) cho thấy mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm nay chỉ vào khoảng 60 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này mặc dù có khiêm tốn nhưng vẫn cao hơn 9% so với thực hiện năm 2021 (đạt hơn 55,1 tỷ đồng).
 
Tuy vậy, báo cáo tài chính hồi Quý 1/2022 của Garmex Sài Gòn đã thể hiện rõ việc ôm lỗ hơn 8 tỷ đồng. Điều này được lý giải do doanh thu không đủ bù đắp chi phí, đơn hàng xuất khẩu giảm, công ty phải chuyển gia công may trong nước, đồng thời năng suất chưa đạt theo lộ trình nên doanh thu giảm hơn 54%.
 
Nêu ra vài trường hợp trên để thấy, nỗi lo teo tóp lợi nhuận do áp lực tăng chi phí vẫn còn chực chờ không ít DN nội địa trong ngành dệt may, mặc dù khá nhiều DN trong ngành này được ghi nhận là có dấu hiệu khởi sắc, lãi ròng từ đầu năm 2022 đến nay nhờ tận dụng tốt cơ hội từ thị trường xuất khẩu và đơn hàng phục hồi.
 
Làm gì để nới biên lợi nhuận?
 
Theo đánh giá từ giới phân tích, việc thiếu tự chủ về nguồn nguyên liệu cũng như tập trung chủ yếu vào gia công khiến cho Việt Nam tuy là nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 trên thế giới nhưng biên lợi nhuận vẫn rất thấp (xấp xỉ 5-6%).
 
Chưa kể, các nguyên liệu đầu vào (sợi, vải) còn tăng cao khiến biên lợi nhuận gộp của DN trong ngành sụt giảm (do lợi nhuận định mức trên 1 sản phẩm không đổi). 
 
Ngoài ra, mặt hàng dệt may Việt Nam còn chịu áp lực về giá. Vào những thời điểm nguồn cung giá rẻ là Trung Quốc bị ảnh hưởng, ở một số thị trường nhập khẩu lớn (đơn cử như Mỹ) có xu hướng gia tăng nhập hàng từ các nước có giá dệt may thấp hơn Việt Nam, khiến giá dệt may nhập từ Việt Nam sụt giảm.
 
Cho nên, để nới rộng biên lợi nhuận thì yêu cầu đặt ra cho nhiều DN nội địa trong ngành dệt may là cần đẩy mạnh đầu tư để hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất.
 
Bên cạnh đó, khi giá cước vận chuyển đang là áp lực chung cho tất cả các DN chứ không riêng gì DN dệt may, để có thể tiết giảm chi phí này nhằm góp phần cải thiện lợi nhuận, giới chuyên gia cho rằng họ cần kết hợp được giữa việc xuất hàng và việc nhập luôn nguyên phụ liệu, nhất là khi việc xuất hay nhập chỉ có một chiều khiến chi phí vận chuyển còn khá cao.
 
Mặt khác, các DN dệt may nội địa có thể gia tăng ký kết các hợp đồng FOB. Tức là DN sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc chỉ có trách nhiệm đưa hàng ra ngoài cảng biển là hết trách nhiệm của mình. Phần chi phí phát sinh như trả tiền vận chuyển tàu biển và bảo hiểm đơn hàng từ cảng cho điểm đến cuối cùng của đơn hàng sẽ do người đặt hàng chịu trách nhiệm.
 
Đối với đơn hàng FOB, lợi nhuận của DN dệt may sẽ được cải thiện tốt hơn. Bởi vì chủ động tự quyết về nguồn nguyên liệu sản xuất nên nhà sản xuất có thể nhập từ các mối quen biết có sẵn trong quá trình hoạt động lâu dài của mình với giá tốt nhất. Từ đó lợi nhuận của họ sẽ cao hơn so với đơn hàng CMT (là đơn đặt hàng sản xuất may gia công của các công ty thời trang lớn nước ngoài cho các xưởng may mặc quần áo tại Việt Nam).
 
Hơn thế nữa, công việc của các DN nội địa sẽ trơn tru hiệu quả hơn khi có đơn hàng FOB, chi phí hoạt động sẽ thấp hơn, cũng như linh hoạt giải quyết khó khăn của toàn đơn đặt hàng, từ đó sẽ có lợi nhuận tốt hơn.