• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 5:57:43 CH - Mở cửa
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: 4 thách thức lớn
Nguồn tin: Báo Công thương | 17/06/2022 10:46:28 CH
Theo các chuyên gia, 4 thách thức đặt ra trong chuyển đối số ngành Ngân hàng là các vấn đề liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ, cạnh tranh.
 
Mục tiêu 50-80% người trưởng thành sử dụng dịch vụ có tài khoản ngân hàng
 
Chia sẻ về chuyển đổi số ngành ngân hàng tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”, ông Lê Anh Dũng, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, cho biết: Trụ cột chuyển đổi số của ngành ngân hàng bám sát vào các văn bản chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Đó là Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Nghị quyết 50 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52; Quyết định 749 của Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia…
 
Ngân hàng Nhà nước cũng đã xác định một số quan điểm lớn trong chuyển đổi số của ngành. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước luôn coi cải cách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là nhân tố quan trọng trong chuyển đổi số của ngành nhằm gia tăng trải nghiệm cho người dùng, đảm bảo an ninh an toàn lợi ích cho người dân.
 
“Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2030, Ngân hàng Nhà nước đặt ra 50%-70% nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; 50-80% người trưởng thành sử dụng dịch vụ có tài khoản ngân hàng…” - ông Lê Anh Dũng nhấn mạnh.
 
Cũng theo lãnh đạo Vụ Thanh toán, để thúc đẩy, tạo điều kiện chuyển đổi số, năm qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành 2 thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử cho phép người dân trong điều kiện giãn cách nhưng vẫn mở tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán bình thường.
 
 
Các ngân hàng trưng bày công nghệ thanh toán mới trong triển lãm Ngày không tiền mặt 2022
 
Đến nay, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%; đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC).
 
Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
 
Tính đến tháng 4 vừa qua, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021…
 
4 thách thức lớn trong chuyển đổi số ngành ngân hàng
 
Nhấn mạnh xã hội không tiền mặt mang lại nhiều giá trị thiết thực, ông Lưu Trung Thái - Tổng Giám đốc MBBank cho rằng, với cá nhân, các giao dịch sẽ được an toàn, dù bảo mật là thách thức lớn nhưng sẽ được phát triển và được quan tâm trong khi việc trải nghiệm mang lại sự lý thú, không bị gián đoán, liên kết với hàng nghìn nhà cung cấp, như với MB đang bán 30.000 sản phẩm trên nền tảng.
 
Với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng thêm khách hàng. Với nhà nước sẽ giúp minh bạch trong thu thuế, thu nhập.
 
Trong bối cảnh “không bình thường” khi Covid-19 diễn ra, ông Thái cho hay MB nhìn thấy yêu cầu tăng trải nghiệm online rất nhanh, khách hàng không muốn đến ngân hàng mà muốn có thêm các trải nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng, đặt ra yêu cầu MB phải chuyển đối số và tăng tốc mạnh mẽ.
 
Năm 2021, tại MB đã có trên 93% giao dịch qua chuyển đổi số. Với định hướng trở thành doanh nghiệp số trong ngành ngân hàng, ngoài thị phần chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền của MB luôn đứng thứ nhất.
 
Theo đó, MB ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. MB cũng xử lý thành công về công nghệ để phục vụ 15 triệu khách hàng đạt tới 99,11%.
 
Tuy vậy, 4 thách thức đặt ra trong chuyển đối số theo ông Thái là các vấn đề liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ, cạnh tranh. “Việc chuyển đổi số là đầu tư với quy mô lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra lại là câu hỏi rất lớn, trong khi dịch vụ cơ bản miễn phí, nên bao giờ tạo ra hiệu quả thực sự là rất khó” - ông Thái cho biết MB liên tục triển khai dự án nhưng quan niệm coi chuyển đổi số là quá trình chứ không phải là dự án.
 
Về nhân sự đặt ra yêu cầu tăng hiệu suất, làm chủ công nghệ và quản lý trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu kinh doanh. Thách thức về cạnh tranh đặt ra, nên MB sẽ đặt vấn đề vừa cạnh tranh và hợp tác để các kết nối tăng lên nhanh.
 
Đề xuất giải pháp, ông Thái đề xuất cho phép kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng, tăng dịch vụ và tính bảo mật, an ninh an toàn. Đẩy mạnh chuẩn QR quốc gia VietQR, gia tăng cung cấp sản phẩm đến khách hàng eKYC để phòng ngừa rủi ro, tiếp cận đa dạng và thuận tiện sản phẩm ngân hàng. Có cơ chế cho phép trích lập dự phòng xử lý rủi ro công nghệ.
 
 
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng khẳng định, chuyển đối số ngân hàng, cần chung tay của các bộ, ngành
 
Khẳng định, chuyển đối số ngân hàng, cần chung tay của các bộ, ngành Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, cho rằng: Chuyển đổi số ngành ngân hàng có tác động tích cực tới tất cả các ngành kinh tế, trong mọi lĩnh vực đời sống. Nhưng để làm chuyển đổi số cần sự hỗ trợ của tất cả các ngành và các lĩnh vực như an ninh bảo mật, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…
 
"Những con số về chuyển đổi số ngành ngân hàng được nêu mà cách đây vài ba năm tôi không bao giờ nghĩ đến, đó là tỉ lệ người trưởng thành mở tài khoản ngân hàng đạt 68%. Ước mơ duy nhất của tôi là đưa tất cả dịch vụ lên mobile và thực tế tăng trưởng trên mobile tới 90%, nhiều ngân hàng đạt giao dịch trên kênh số đạt 90%, giúp tiết giảm chi phí" - ông Phạm Tiến Dũng cho hay.
 
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, những kiến nghị liên quan như làm sao để ngành phát triển được các dữ liệu, phát triển tốt hơn các dịch vụ ngoài dịch vụ thanh toán, sẽ được các đơn vị trực thuộc nghiên cứu để thực hiện chuyển đổi số tốt hơn.
 
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung tháo gỡ về pháp lý, xử lý khoản vay nhỏ lẻ trên nền tảng công nghệ.
 
“Với sự phát triển nhanh chóng của số lượng và giao dịch thì phải xây dựng các hạ tầng, bởi theo ông với mức tăng trưởng lên tới 80-90% cần có hạ tầng đáp ứng tốt” - Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.
 
Đồng thời, cần có sự kết hợp và tích hợp giữa hệ thống ngân hàng và các ngành lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Chỉ có thể làm được thì mới gọi là ngân hàng số, thanh toán số. Thêm nữa đối với vấn đề an ninh an toàn cần phải hết sức quan tâm, vì đi cùng dịch vụ số, thanh toán số là những nguy cơ xảy ra.
 
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan truyền thông, bởi người dân không thể tiếp cận được dịch vụ, phát triển dịch vụ nếu không có cơ quan truyền thông, đưa nhiều dịch vụ ngân hàng tới cuộc sống, phục vụ tốt hơn.