Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC Sugar) đặt mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ USD trong niên độ 2024 - 2025. TTC Sugar dự kiến tiến quân ra thế giới, đến đầu tư ở những cường quốc mía đường như Úc.
Trong niên độ 2020 - 2021, TTC Sugar (Thành Thành Công - Biên Hòa) vẫn tăng trưởng ấn tượng, khi
mang về 14.925 tỷ đồng doanh thu - tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Kèm theo đó, lợi nhuận trước thuế của họ cũng đạt 650 tỷ đồng, tăng 79% so với niên độ trước và cao nhất trong lịch sử hoạt động. Tương đương với sản lượng 1,16 triệu tấn trong năm 2021.
Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC Sugar)
Theo ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng giám đốc TTC Sugar, sau 9 tháng đầu niên độ 2021 - 2022, công ty có 12.818 tỷ đồng doanh thu và 802 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng tăng trưởng 19% và 46% so với cùng kỳ. Theo đó, TTC Sugar đã hoàn thành 76% kế hoạch doanh thu và vượt 7% mục tiêu lợi nhuận cả năm đã đề ra. Vậy nên, ộng Nguyễn Thanh Ngữ tin rằng, doanh nghiệp mà mình đang lãnh đạo sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Năm 2020 và 2021 được đánh giá là khá thách thức nhưng TTC Sugar vẫn tìm được cơ hội và tận dụng tốt cơ hội để có thêm thị phần, thông qua việc phát huy lợi thế của một doanh nghiệp đầu ngành đường của Việt Nam.
Trong năm 2022, tình hình thị trường tiếp tục biến động phức tạp, nhưng vì nhu cầu lương thực thực phẩm vẫn là cần thiết hàng ngày, nên chúng tôi cũng không quá lo lắng. Theo đánh giá của tôi, trong năm 2022, ngành đường và nông nghiệp của Thành Thành Công tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng đan xen cơ hội - nhất là TTC Biên Hòa", Tổng giám đốc TTC Sugar nhận định.
Tuy nhiên, tham vọng của TTC Sugar không chỉ là đứng đầu ngành đường Việt Nam (hiện chiếm gần 50% thị phần) mà sẽ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực mía đường. Mục tiêu của TTC Sugar: đến niên độ 2024-2025, sẽ đạt sản lượng 2 triệu tấn, doanh thu 1,5 tỷ USD và có thể tiếp cận hàng trăm triệu người dùng ở các thị trường trọng yếu như Việt Nam, Trung Quốc, Úc, châu Âu…
Theo đó, họ sẽ phát triển cả chiều rộng - bằng cách đầu tư vào các cường quốc đường trên thế giới như Úc; và chiều sâu - đa dạng hóa dải sản phẩm thực phẩm, tăng sản lượng đường organic, sản xuất cồn/điện sinh khối.
Đẩy mạnh việc mở rộng quy mô trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì vùng nguyên liệu nội địa, TTC Sugar đang có kế hoạch đẩy mạnh việc mở rộng quy mô, tham gia vào các thủ phủ mía đường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như tăng cường trao đổi kỹ thuật - công nghệ canh tác 4.0 với các đồng nghiệp trên khắp thế giới.
"Theo một vài thống kê gần đây, nhu cầu đường của thị trường Việt Nam trên 2 tỷ tấn/năm. Với thực trạng của ngành đường Việt Nam như ở thời điểm hiện tại - dù TTC Sugar có sở hữu khoảng 65.000ha (20.000ha tự trồng và hơn 40.000ha liên kết với nông dân) cộng với vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp khác, cũng chỉ sản xuất được khoảng 800.000 tấn/năm. Vậy nên, mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn đường.
Nhằm tạo ra bệ đỡ cho ngành đường Việt Nam, TTC Sugar từng mạnh dạng đầu tư mua lại nhà máy của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào. Ngoài ra, trong cuối năm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất mua lại nhà máy đường của Ấn Độ ở Campuchia; cũng như sắp gặp Thủ tướng Úc xin phép được đầu tư nhà máy ở đất nước đứng thứ 3 thế giới về mía đường này.
3 vùng trồng tại Lào - Campuchia - Úc sẽ cung cấp nguyên liệu đường thô cho TTC Sugar - Việt Nam, để chúng tôi sản xuất thành thành phẩm phục vụ thị trường nội địa và cả xuất khẩu.
Trong 2 năm qua, hoạt động xuất khẩu đường của TTC Sugar đã gây nhiều ấn tượng với ngành đường thế giới. Singapore không sản xuất nhiều trong quốc nội nhưng vẫn là cường quốc, nên Việt Nam chúng ta không cần trồng quá nhiều mía, vẫn có thể có ngành đường mạnh", Chủ tịch Đặng Văn Thành tiết lộ.
Cụ thể: trong tháng 3/2022 vừa qua, Ban lãnh đạo của Thành Thành Công - Biên Hòa (
SBT) đã có chuyến thăm và làm việc chính thức với chính quyền Bang Queensland - Úc. Họ là doanh nghiệp mía đường đầu tiên của Việt Nam được chính quyền Úc mời sang tăng cường trao đổi, hợp tác trong phát triển nông nghiệp 4.0.
Trong giai đoạn 2021 - 2025,
SBT đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tại Úc lên 20.000ha, nhằm nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu trên toàn cầu lên 90.000ha. Queensland sẽ đóng vai trò như là một cứ điểm quan trọng để
SBT tiếp tục đẩy mạnh hành trình chinh phục thế giới.