• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
02 Tháng Hai 2025 8:46:19 CH - Mở cửa
Ngân hàng Nhà nước có thể khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ quý II/2023
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 24/06/2022 4:16:16 CH
UOB Việt Nam dự đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ có xu hướng khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ quý II/2023 hoặc sớm hơn, nếu đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì và các rủi ro bên ngoài đáng quan ngại hơn.
 
Ngân hàng UOB Việt Nam vừa có Báo cáo tăng trưởng kinh tế quý II cho thị trường Việt Nam.
 
Theo UOB, với triển vọng không chắc chắn từ môi trường địa chính trị và bối cảnh lạm phát trong nước tiếp tục được quản lý tốt, Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng để giữ ổn định lãi suất chính sách của mình ngay từ bây giờ để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế.
 
 
Ngân hàng Nhà nước có thể khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ quý II/2023 (Ảnh minh họa)
 
“Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn hiện tại ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu là 2,5% duy trì ở mức thấp kỷ lục này cho đến ít nhất là cuối năm 2022. Tuy nhiên, với động thái quyết liệt hơn trong việc thắt chặt chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, chúng tôi dự đoán NHNN sẽ có xu hướng khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ quý II/2023 hoặc sớm hơn, nếu đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì và các rủi ro bên ngoài đáng quan ngại hơn” – Ngân hàng UOB nhận định.
 
Về tỷ giá, UOB cho biết, VND không đứng ngoài xu thế giảm giá của các đồng tiền châu Á từ động thái tăng lãi suất quyết liệt của Fed và lo ngại về sự suy thoái sâu hơn của Trung Quốc. Tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,7% trong quý II/2022 lên 23.215, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020.
 
“Được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát, xu hướng giảm của VND là khiêm tốn khi so sánh với Chỉ số các đồng tiền châu Á (ADXY) đã giảm hơn 4% trong quý” – báo cáo UOB cho hay.
 
Trong tương lai, UOB đánh giá các đồng tiền mới nổi ở châu Á bao gồm VND sẽ đối mặt với áp lực giảm giá thêm nữa khi Fed có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng thêm lãi suất trong nửa cuối năm 2022.
 
Dự báo cập nhật của Ngân hàng này là tỷ giá USD/VND sẽ đạt mốc 23.400 trong quý III/2022; 23.500 trong quý IV/2022; 23.550 trong quý I/2023 và 23.600 trong quý II/2023.
 
Theo báo cáo của UOB, dựa vào dữ liệu mới nhất cũng như các khó khăn phía trước, UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5%, phù hợp với kế hoạch của Chính Phủ là 6,0 - 6,5%. Dự báo của UOB trên cơ sở tăng trưởng GDP trong quý II/2022 sẽ đạt 6% so với cùng kỳ năm trước và sau đó tăng lên 7,6% trong quý III/2022.
 
Tuy nhiên, theo UOB, một số rủi ro bên ngoài đang đặt ra thách thức đối với triển vọng này, bao gồm: Xung đột Nga - Ukraine và tác động của nó đối với giá hàng hóa (và dẫn đến rủi ro lạm phát đối với nhu cầu trong và ngoài nước); Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; Chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu; và Rủi ro Covid-19.
 
Sau khi chạm mức thấp nhất trong gần một năm ở mức 1,4% vào tháng 2, lạm phát ở Việt Nam đã có xu hướng tăng lên 2,86% vào tháng 5, vẫn thấp hơn mức mục tiêu 4%. Đặc biệt, chi phí liên quan đến vận tải đã tăng với tốc độ hai con số trong 14 tháng qua.
 
Do Việt Nam có khả năng cung cấp thực phẩm trong nước, áp lực tăng giá phần lớn bị chi phối bởi các thành phần liên quan đến vận tải của rổ giá tiêu dùng, chiếm khoảng 3/4 mức lạm phát cho đến nay, so với mức bình quân 50% vào năm 2021.
 
UOB dự đoán tỷ lệ lạm phát chính của Việt Nam sẽ ở mức 3,7% vào năm 2022 và tăng lên 5% vào năm 2023.