• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:59:23 CH - Mở cửa
Thu hút vốn FDI 6 tháng 2022 đạt hơn 14 tỷ USD
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 27/06/2022 11:23:51 CH
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến 20/6/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn trong 6 tháng đầu năm.
 
Cụ thể, tính đến 20/06/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều tăng mạnh so với cùng kỳ.

 
Thu hút FDI 6 tháng 2022 đạt hơn 14 tỷ USD.
 
Cụ thể, vốn đăng ký mới có 752 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 6,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt trên 4,94 tỷ USD (giảm 48,2% so với cùng kỳ).
 
Vốn điều chỉnh, có 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 5,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD (tăng 65,6% so với cùng kỳ).
 
Góp vốn, mua cổ phần có 1.707 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,27 tỷ USD (tăng 41,4% so với cùng kỳ).
 
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 8,84 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. 
 
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,1%, 25,4% và 16,5% tổng số dự án.
 
Theo đối tác đầu tư, đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,6% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ. Với dự án Lego tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.
 
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 6 tháng năm 2022 (chiếm 21,3% số dự án mới, 35,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt góp vốn mua cổ phần).
 
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022. Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,53 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 98,2% so với cùng kỳ năm 2021. TP Hồ Chí Minh vượt lên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn, tăng 55,2% so với cùng kỳ...
 
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng cao nhất từ đầu năm, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng hơn 1 điểm phần trăm so với 5 tháng. Các doanh nghiệp đang không ngừng phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
Điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh nếu tính riêng từng tháng, ngoài tháng 3 và tháng 5 giảm thì các tháng còn lại đều tăng mạnh.
 
Nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn trong 6 tháng đầu năm. "Vốn đầu tư điều chỉnh tăng cao, một mặt cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào nền kinh tế, vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu. Mặt khác phần nào phản ánh tác động của lạm phát, giá cả tăng cao do ảnh hưởng của các cuộc xung đột chính trị, thương mại trên thế giới", Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá. 
 
Vốn đầu tư đăng ký mới trong 6 tháng tuy tiếp tục giảm song mức độ giảm đã được cải thiện dần so với các tháng đầu năm. Tính riêng từng tháng, nếu như các tháng từ tháng 1 đến tháng 4 vốn đăng ký mới giảm mạnh thì sang tháng 5 và tháng 6, nguồn vốn này đã tăng lần lượt 12,8% và 14,6% so với cùng kỳ. 
 
Cục Đầu tư nước ngoài cũng đánh giá thêm: Cuộc xung đột Nga – Ukraine không có tác động trực tiếp đáng kể đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do đầu tư của Nga và Ukraine chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (chiếm 0,23% tổng vốn đầu tư) mà tác động gián tiếp thông qua giá cả tăng cao và gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
 
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, cuộc xung đột có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch đầu tư ra khỏi Nga và Ukraine sang các nước Châu Á. Trong đó Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư dịch chuyển này. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng này vẫn chưa rõ ràng.
 
Tính lũy kế đến ngày 20/6/2022, cả nước có 35.184 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 427,97 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 261,66 tỷ USD, bằng 61,1% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.