• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.259,63 +17,10/+1,38%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.259,63   +17,10/+1,38%  |   HNX-INDEX   222,67   +2,00/+0,90%  |   UPCOM-INDEX   93,88   +0,80/+0,86%  |   VN30   1.332,54   +22,82/+1,74%  |   HNX30   464,29   +5,28/+1,15%
24 Tháng Giêng 2025 7:48:00 SA - Mở cửa
Làm sao để xuất khẩu xơ, sợi ‘ăn chắc mặc bền’?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 28/06/2022 8:35:08 SA
Xuất khẩu xơ, sợi nửa đầu năm nay duy trì đà tăng trưởng tốt dù đối mặt nhiều “phép thử” lớn, đặc biệt ở thị trường chủ lực là Trung Quốc. Để “ăn chắc mặc bền” đòi hỏi các nhà xuất khẩu ở lĩnh vực này chủ động lên phương án ứng phó vào những lúc thị trường có diễn biến xấu, cũng như chú tâm xây mới và mở rộng nhà máy sản xuất để tăng công suất nhằm gia tăng thị phần trên thị trường quốc tế. 
 
Xuất khẩu (XK) xơ, sợi từ đầu năm đến nay được đánh giá là vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tốt. Như chia sẻ của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong 6 tháng đầu năm 2022, XK xơ sợi dự kiến đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, trong khi kim ngạch XK mặt hàng này cả năm trước là 5,6 tỷ USD.
 
Tăng trưởng tốt dù đối mặt nhiều “phép thử” lớn
 
Theo ông Giang, ngành sợi Việt Nam phát triển mạnh là nhờ áp dụng công nghệ tự động hoá, đầu tư thiết bị hiện đại, sử dụng mô hình quản trị số. Công nghiệp kéo sợi cũng đi đầu trong trong chiến lược phát triển đa dạng hoá thị trường, giảm mức độ lệ thuộc cho nguyên liệu đầu vào của ngành dệt.

 
Để “ăn chắc mặc bền” đòi hỏi các nhà xuất khẩu xơ, sợi chủ động lên phương án ứng phó vào những lúc thị trường có diễn biến xấu.
 
Để có được con số khả quan như trên không phải là điều dễ dàng. Nhất là từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường XK lớn nhất của ngành xơ, sợi Việt Nam là Trung Quốc vẫn đang kiên định chiến lược “Zero Covid”. Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn còn kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng logistics, tiền tệ phức tạp cũng là những “phép thử” lớn.
 
Không chỉ vậy, có những thời điểm giá bông tăng mạnh nhưng giá sợi thì lại giảm, trong đó có một số chủng loại sợi có giá bán còn thấp hơn so với giá bông. Chính vì vậy, nhiều tháng qua, các DN ngành xơ sợi đã đưa ra nhiều phương án để ứng phó trước diễn biến xấu của thị trường.
 
Theo đó, các nhà sản xuất và XK xơ, sợi trong nước đã hướng đến sản xuất sản phẩm sợi chỉ số cao, cân đối mua bông ngắn hạn, đảm bảo cho sản xuất và theo dõi diễn biến thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như tìm kiếm đơn hàng phù hợp trên cơ sở giá bán đảm bảo duy trì dòng vốn…
 
Đơn cử như CTCP Sợi Thế Kỷ với công suất 63.000 tấn sợi/năm, được cho là đang cơ cấu sản phẩm chú trọng vào mặt hàng có giá trị gia tăng cao áp dụng các biện pháp quản lý linh hoạt.
 
Báo cáo tài chính hồi quý I/2022 của công ty này cho thấy doanh thu đạt hơn 640,9 tỷ đồng, tăng 12,9% so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 76,3 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
 
Hiện nay, sợi tái chế - sản phẩm chủ lực của Sợi Thế Kỷ làm từ chai nhựa đạt tỷ trọng 50% tổng doanh thu. Trong năm nay, công ty đặt mục tiêu tăng tỷ lệ đóng góp của sợi tái chế lên 54% trên cơ sở phát triển thêm các tính năng đặc biệt cũng như nhu cầu cao về các sản phẩm thân thiện với môi trường của các hãng thời trang. Công ty cũng khởi công xây dựng nhà máy sợi Unitex sản xuất sợi tổng hợp.
 
Hay như CTCP Damsan (ADS) đang gia tăng công suất nhà máy sợi. Nhà máy sợi An Ninh ở Thái Bình chuyên sản xuất các đơn hàng khó tính, chất lượng cao dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý III/2022 với 4 vạn cọc sợi mới, công suất 7.500 tấn/năm, nâng tổng công suất cho ADS lên khoảng 60-65%.
 
Cơ hội gia tăng thị phần 
 
Hồi tháng 3/2022, tỉnh Thái Bình cũng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy kéo sợi Hải Hà do Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà đầu tư với số vốn hơn 2.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 9/2023 hoàn thành giai đoạn 1 và tháng 2/2025 hoàn thành toàn bộ dự án. Theo thiết kế, nhà máy có năng lực sản xuất 36.600 tấn sợi/năm, được xây dựng trên địa bàn xã Thụy Quỳnh (huyện Thái Thụy).
 
Những dữ liệu cho thấy xơ, sợi của Việt Nam, đặc biệt là xơ tái chế, được XK chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm đến gần 60% kim ngạch XK. Cần nhắc lại, hồi năm 2021, giá trị XK xơ sợi sang Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng 39%, đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, một phần do giá bán xơ tái chế cao hơn giá xơ nguyên sinh.
 
Theo đánh giá, sản lượng XK xơ PSF của Việt Nam được ghi nhận mức tăng trưởng nhanh chóng với CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) đạt 23,4%, trong đó chủ yếu là xơ PSF tái chế với mức giá cao hơn xơ nguyên sinh. 
 
Nhờ chú trọng đầu tư vào các nhà máy sản xuất xơ tái chế từ cách đây 4 năm đã giúp thị phần xơ, sợi của Việt Nam vào Trung Quốc tăng từ 30% lên 41% vào năm 2021 và cùng với Thái Lan dẫn đầu thị phần khối Đông Nam Á khi XK xơ sợi vào Trung Quốc. 
 
Tuy thế, các nhà sản xuất xơ, sợi trong nước cũng cần hết sức dè chừng khi thị trường xơ PSF tại Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh, bao gồm áp lực từ châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Nigeria, với sản lượng nhập khẩu xơ PSF vào Trung Quốc tăng phi mã, đạt 305% CAGR trong vài năm trở lại đây.
 
Kèm với đó, Trung Quốc đã và đang nâng cao năng lực tự sản xuất xơ sợi polyester trong suốt 3 năm qua, khiến cho kim ngạch nhập khẩu xơ PSF ngày càng ít đi.
 
Mặc dù vậy, hai khu vực nhập khẩu dệt sợi lớn nhất thế giới là Mỹ và châu Âu đang có xu hướng giảm nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc và tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác. 
 
Do đó, đây cũng lúc để Việt Nam có cơ hội tăng thị phần XK xơ, sợi. Và để đón đầu sự dịch chuyển nguồn hàng từ Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp xơ, sợi cần chú tâm nhiều hơn nữa vào việc xây mới và mở rộng nhà máy sản xuất thêm 15-30% công suất hiện tại.