Ngay trong phiên giao dịch sáng 7/6, cổ phiếu PAN của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN bất ngờ tăng kịch khung lên mức 24.350 đồng/cp với tổng khối lượng hơn 2,6 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, cổ phiếu
PAN tăng trần ngay sau khi công ty công bố kế hoạch triển khai phát hành cổ phiếu theo 2 phương án để tăng vốn điều lệ.
PAN công bố kế hoạch triển khai phát hành cổ phiếu theo 2 phương án để tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, theo phương án thứ 1,
PAN dự kiến phát hành hơn 83,5 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) với tỷ lệ thực hiện quyền 5:2.
Tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 5 cổ phần được hưởng 2 quyền, mỗi quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phần mới.
Ở phương án thứ 2,
PAN dự kiến chào bán hơn 104 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp.
Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, cổ đông tại ngày chốt danh sách sở hữu 2 cổ phần được hưởng 1 quyền, mỗi quyền được mua 1 cổ phiếu mới.
Với giá chào bán như trên,
PAN dự kiến huy động gần 1.567 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu. Được biết, các cổ phiếu trong 2 đợt phát hành này đều không bị hạn chế chuyển nhượng.
Như vậy, tổng số cổ phiếu mà
PAN sẽ phát hành theo cả 2 phương án là hơn 188 triệu đơn vị. Sau phát hành, vốn điều lệ của tập đoàn sẽ tăng từ hơn 2.163 tỷ đồng lên hơn 4.043 tỷ đồng.
Theo
PAN, với số vốn huy động được, doanh nghiệp sẽ góp 55 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An. Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư hơn 421 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 41,98% lên 65,66%; đầu tư hơn 210 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, nâng tỷ lệ sở hữu từ 65,57% lên 80,35%; đầu tư 87,19 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre để nâng sở hữu từ 78,33% lên 100% vốn điều lệ.
Ngoài ra,
PAN cũng lên kế hoạch đầu tư gần 64 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An, nâng tỷ lệ sở hữu từ 80,52% lên 94,78%; đầu tư hơn 42 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang, nâng tỷ lệ sở hữu từ 73,45% lên 100%.
Cũng theo
PAN, việc đầu tư rót thêm vốn vào các công ty này sẽ được thực hiện từ quý III/2022 đến quý III/2025.
Không chỉ vậy,
PAN sẽ dùng 400 tỷ đồng đầu tư M&A các công ty mới phù hợp trên thị trường, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị và đa dạng hóa sản phẩm; đầu tư 100 tỷ đồng vào các sản phẩm đầu tư an toàn, có lãi suất cố định trên thị trường vốn (thực hiện trong quý IV/2022) và trả nợ vay 186,7 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021 của
PAN cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.680 tỷ đồng, tăng 31% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 50 tỷ đồng, tăng 75% so với Q1/2020. Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 22,4 tỷ, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.