• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:54:21 CH - Mở cửa
Nhiều cổ phiếu leo dần lên đỉnh cũ
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 07/06/2022 8:52:37 SA
Trong hai tuần thị trường phục hồi từ vùng đáy, một số cổ phiếu đã vượt lên trên đà tăng chung của thị trường để tìm về đỉnh cũ.
 
Nhiều cổ phiếu hồi phục mạnh
 
Phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số VN-Index đã chinh phục không thành công ngưỡng cản 1.300 điểm, đóng cửa ở mức 1.287,98 điểm. Tuy vậy, so với đỉnh gần nhất 1.524,7 điểm được thiết lập trong phiên ngày 4/4/2022, chỉ số này đã thu hẹp đáng kể đà giảm so với phiên 16/5 (giảm 23%).

 
Kết quả kinh doanh đột biến trong quý I/2022 giúp một số cổ phiếu bật mạnh.
 
Trong khi VN-Index còn cách 15% so với đỉnh cũ, với áp lực bán luôn thường trực, lực cầu còn yếu do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, nhiều cổ phiếu đã vượt xa mức phục hồi của thị trường chung để tìm về đỉnh giá cũ, thậm chí thiết lập đỉnh mới.
 
Đơn cử như mã REE của Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh. Trong phiên 25/4, chỉ số VN-Index có lúc rơi đến 80 điểm, kết phiên rơi 68,31 điểm, REE cũng bị ảnh hưởng và “nằm sàn” ở mức giá 71.300 đồng/cổ phiếu. Nhưng sau đó, mã này đã có 17 phiên tăng, trong đó có 6 phiên tăng trần. Kết phiên 2/6/2022, REE lên vùng giá 93.000 đồng/cổ phiếu, hồi phục hơn 30% từ vùng đáy.
 
Yếu tố giúp REE thu hút dòng tiền được cho là đến từ kết quả kinh doanh quý I/2022 tích cực, với doanh thu thuần tăng mạnh 73%, lãi sau thuế cao gấp đôi cùng kỳ 2021. Đồng thời, REE nằm trong rổ chỉ số Diamond và có thêm thông tin hỗ trợ là việc chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:15, tương ứng phát hành thêm hơn 46 triệu cổ phiếu mới.
 
"VHC đã có 15 phiên tăng giá, trong đó có 4 phiên tăng kịch trần, phá đỉnh cũ 106.400 đồng/cổ phiếu được thiết lập hôm 20/4/2022."
 
Tương tự, mã VHC của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn có 15 phiên tăng giá, trong đó có 4 phiên tăng kịch trần, tính từ phiên 26/4/2022. Giá cổ phiếu theo đó tăng từ 89.100 đồng/cổ phiếu vào phiên 25/4/2022 lên 111.600 đồng/cổ phiếu vào phiên 2/6/2022, tương đương mức tăng 25%, phá đỉnh cũ 106.400 đồng/cổ phiếu được thiết lập hôm 20/4/2022.
 
Đà tăng của cổ phiếu VHC cũng được hỗ trợ tích cực từ yếu tố cơ bản là kết quả kinh doanh. Tháng 4/2022, doanh thu của Thủy sản Vĩnh Hoàn đạt 1.651 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, VHC đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 44%, còn lợi nhuận tăng trưởng 36% - đây là kế hoạch cao nhất kể từ khi đưa cổ phiếu lên niêm yết.
 
Thêm một mã đại diện cho xu hướng này là cổ phiếu DGC của Công ty Hoá chất Đức Giang. Hôm 2/6/2022, DGC giao dịch ở vùng giá 233.600 đồng/cổ phiếu, tăng gần 30% từ đáy ngắn hạn 180.100 đồng/cổ phiếu (ngày 16/5/2022) và chỉ còn 8% để chinh phục đỉnh cũ 254.800 đồng đã thiết lập ngày 19/4/2022.
 
DGC vừa báo lãi 1.507 tỷ đồng trong quý I, mức cao nhất trong lịch sử, tăng 418% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp tự tin đặt kế hoạch năm 2022 với mục tiêu doanh thu hợp nhất 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 39% so với năm 2021.
 
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, DGC là một trong hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành phân bón và hóa chất Việt Nam, đang được hưởng lợi từ việc Nga chính thức dừng xuất khẩu phân bón gần đây.
 
Trong nhóm cảng biển, cổ phiếu GMD (của Công ty cổ phần Gemadept) cũng đang phục hồi tương đối tốt. Phiên 2/6/2022, thị giá GMD đạt 57.500 đồng/cổ phiếu, hồi phục 18% từ vùng đáy 48.400 đồng/cổ phiếu (16/5/2022) và tiến gần sát đỉnh cũ 59.500 đồng/cổ phiếu.
 
GMD có quý đầu năm khởi sắc với doanh thu thuần tăng 28%, lên 879,9 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt 319,2 tỷ đồng, tăng gần 86% so với cùng kỳ.
 
Một số cổ phiếu ngành khác như dầu khí (GAS, PLX, BSR, PVD); phân bón (DPM, DCM, BFC), công nghệ (FPT), bán lẻ (PNJ)… cũng có diễn biến tích cực hơn so với thị trường chung. Đặc biệt, PNJ đang lập đỉnh 123.000 đồng/cổ phiếu.
 
Điểm chung của những cổ phiếu này là có yếu tố kinh doanh cơ bản tích cực cộng với hưởng lợi từ vĩ mô (xuất khẩu tích cực, giá dầu thế giới tăng, chiến tranh Nga - Ukraine…) nên khi thị trường chớm hồi phục thì có sức bật mạnh hơn.
 
Thận trọng xuống tiền
 
Trong hai tuần vừa qua, chỉ số VN-Index đã hai lần tạo đáy: Lần 1 thiết lập vào phiên 16/5 với 1.171,95 điểm, lần 2 thiết lập vào ngày 23/5 ở mức 1.218,81 điểm.
 
Đến ngày 25/5/2022, thị trường trở nên hưng phấn khi VN-Index bất ngờ tăng 35,05 điểm (+2,84%) lên 1.268,43 điểm, với phần lớn cổ phiếu tăng giá, thanh khoản được cải thiện. Nhiều người tin rằng đây là ngày bùng nổ theo đà (FTD) với hy vọng khi FTD xuất hiện thì xác suất để thị trường tạo đáy là rất cao, đồng nghĩa với việc chu kỳ giảm điểm đã kết thúc và là thời điểm lý tưởng để giải ngân một chu kỳ đầu tư mới.
 
Tuy vậy, thanh khoản những phiên vừa qua chưa cải thiện nhiều, lực cầu còn yếu, cho thấy nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng sau những trải nghiệm không mấy dễ chịu. Nhà đầu tư Mạnh Hùng trải lòng: “Thị trường có vẻ tích cực hơn, trong hai tuần vừa rồi danh mục của tôi tự hồi phục được khoảng 10%, nhưng tôi chưa sẵn sàng giao dịch trong lúc này bởi e ngại chỉ số lại đảo chiều”.
 
Trong khi đó, anh Văn Trung cho biết vẫn đang bị “kẹt hàng” với mức thua lỗ 20-25%. “Tạm thời tôi để danh mục tự phục hồi. Nếu nhịp hồi mạnh hơn, có thể tôi sẽ cơ cấu lại danh mục, bán bớt những mã ít tiềm năng để giải ngân dần dần cho chu kỳ mới với những mã khoẻ hơn”, nhà đầu tư này chia sẻ.
 
Khuyến nghị về chiến lược đầu tư giai đoạn này, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán SSI vừa chia sẻ tại một talk show rằng, nếu giai đoạn này nhất định phải dò đáy thì hãy ném đá dò đường, ngụ ý rằng nhà đầu tư có thể giải ngân từng phần một cách thận trọng.
 
Có ý kiến cho rằng, nhà đầu tư cần quan sát thêm, nếu VN-Index xuyên thủng mốc kháng cự gần nhất là 1.280 điểm thì ngay cả những cổ phiếu cơ bản tốt, vừa phục hồi nhanh từ đáy cũng có thể bị gãy nền giá. Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn, các chuyên gia cho rằng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng 18 - 20% trong năm 2022, tương ứng với mức định giá P/E năm 2022 là 10,7 lần – mức định giá vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư theo trường phái dài hạn.
 
Cũng ủng hộ chiến lược phòng thủ và có khuyến nghị giải ngân thận trọng, ông Cao Minh Hoàng, Giám đốc đầu tư, Công ty Quản lý quỹ IPA cho rằng, môi trường hiện tại vẫn có thể đầu tư nếu chọn được cổ phiếu tốt, bởi nền kinh tế có tính chu kỳ, sau khủng hoảng là giai đoạn tăng trưởng mạnh, nhất là Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá là có triển vọng tăng trưởng ổn định.