• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 3:22:34 CH - Mở cửa
Khai thác lợi thế các FTA đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
Nguồn tin: Thời báo Tài chính VN | 07/06/2022 9:34:39 CH
Cùng “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiều 7/6, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến kiểm soát giá cả, xuất khẩu chính ngạch ra các thị trường lớn và quy hoạch sử dụng đất, nhất là cho khu công nghệ cao, sản xuất lớn…
 
Nông sản Việt đã vào nhiều thị trường khó tính
 
Tham gia trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, lịch sử nước ta chứng minh là “khi nào công - nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng sẽ thành công”. Quán triệt tinh thần đó, nhiều năm qua là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường phối hợp, có kế hoạch hằng năm, chế độ giao ban định kỳ hàng quý và có cơ chế xử lý sự cố từng vụ việc.
 
“Từ đó, nhiều vấn đề bức xúc đã được giải quyết. Tuy nhiên, từ một nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang tư duy nông nghiệp hàng hóa và chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp đòi hỏi nỗ lực lớn. Mặc dù thời gian qua đã có những cố gắng nhưng chưa thấm tháp gì khi sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa đạt yêu cầu thị trường” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích.
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Khai thác lợi thế các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
 
Trả lời các câu hỏi của đại biểu liên quan đến chức năng quản lý của Bộ Công thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: nông sản nước ta hoàn toàn có thể trở thành hàng hóa và hoàn toàn có thể bán ra thị trường thế giới. Đồng thời, Việt Nam bây giờ là thành viên của 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ nên thị trường rất rộng mở. Hơn nữa, thời gian qua, sản phẩm nông sản Việt Nam đã vào được thị trường rất khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước phát triển. Điều đó chứng tỏ những sản phẩm đi được là những sản phẩm đạt được tiêu chuẩn của thị trường.
 
Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo Chính phủ, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp rất tốt để chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang hàng hóa. Đó là vấn đề khuyến cáo các địa phương quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
 
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ đã làm rất tốt việc cung cấp thông tin thị trường, định hướng sản xuất, khuyến cáo vùng trồng, vùng nuôi, khuyến cáo người sản xuất và doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng sản xuất theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, đã phối hợp trên cơ sở các FTA đã ký thì đàm phán để đưa các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường nước ngoài. Bộ Công thương cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương có liên quan để thuận lợi hóa các thủ tục.
 
Về giải pháp thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục làm tốt thông tin thị trường, khai thác lợi thế 17 FTA đã ký tăng cường đàm phán, thuận lợi hóa thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, giảm chi phí, đẩy mạnh thực hiện đề án xuất khẩu nông sản chính ngạch và đẩy mạnh thương mại điện tử. Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, các địa phương cần làm tốt quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, xây dựng thương hiệu sản phẩm; khuyến cáo có sự liên kết trong tổ chức sản xuất.
 
Có nhiều mô hình để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Trước đó, những câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường giải trình thêm các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, nhất là cho khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất lớn, vấn đề tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp; giải pháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp trong vấn đề chống thoái hóa đất; phát triển nông nghiệp trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
 
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đối với vấn đề tập trung đất đai để phát triển nền sản xuất nông nghiệp lớn, hiện nay các mô hình tập trung về đất đai hết sức thành công trong cả nước thông qua việc dồn điền đổi thửa, thông qua hình thức các hợp tác xã liên kết, liên doanh, hình thức cho thuê, còn phần chuyển mục đích sử dụng cũng có nhưng không nhiều. Đặc biệt hiện nay nhiều hộ dân đã nâng mức độ sử dụng đất, sử dụng liên doanh, liên kết đạt kết quả tốt.
 
 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phát triển công nghệ cao không có nghĩa phải là cánh đồng lớn.
 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, vướng mắc liên quan đến hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa và đất lâm nghiệp (hạn mức đất lúa là 20 ha) nhưng năng lực để đầu tư là không nhiều. Hơn nữa, thực tiễn thế giới cũng chứng minh phát triển công nghệ cao, nông nghiệp hiệu quả không có nghĩa là phải cánh đồng lớn mới phát triển được. Hiện có nhiều mô hình để tập trung đất đai như các mô hình hợp tác xã để liên doanh, liên kết giúp doanh nghiệp và người nông dân có điều kiện chuyển giao công nghệ giống, phân bón và thị trường. Như vậy, người nông dân vẫn sản xuất trên mảnh ruộng của mình, ly nông nhưng không ly hương.
 
“Hiện nay đã tính toán quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao nằm trong quỹ đất đang sử dụng cho đất nông nghiệp, nhưng mới có khoảng 4.710 ha đã được quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao. Sắp tới sửa Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tính toán thêm quỹ đất đối với hộ gia đình và các điều kiện, tiêu chí để các doanh nghiệp có thể tham gia vào mối quan hệ nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân và doanh nhân để tạo ra giá trị cao” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
 
Về tình trạng suy thoái đất, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đó là chúng ta đã lựa chọn mô hình canh tác không đúng, thâm canh, quảng canh, dùng phân bón vô cơ, phân bón hóa học. Một vấn đề khách quan khiến đất bị suy thoái là biến đổi khí hậu, khiến xâm nhập mặn, nhiễm phèn, khô hạn, ngập lụt… gia tăng. Đối với vấn đề này chúng ta cần có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Theo Bộ trưởng, nguyên tắc chung là phải chung sống thân thiện với tự nhiên và theo tự nhiên, kinh phí phải phát triển dựa theo hệ sinh thái. Chúng ta phải chuyển đổi, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn từ khâu thiết kế quy hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi, sản xuất tiêu dùng và xử lý môi trường phải đi với nhau thành một vòng khép kín./.