Hôm nay (1/7), giá lợn hơi chủ yếu đi ngang ở cả ba miền, trong khoảng 54.000-61.000 đồng/kg.Với mức giá này, các gia trại hoặc các trang trại nhỏ vẫn chưa đạt được điểm hòa vốn.
Tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi đồng loạt "lặng sóng". Trong đó, các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình đang cùng giao dịch chung mức 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh, thành gồm Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội và Tuyên Quang tiếp tục neo tại mức 59.000 đồng/kg. Thương lái tại Phú Thọ và Hưng Yên lần lượt thu mua lợn hơi ở mức là 60.00 đồng/kg và 61.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận quá nhiều thay đổi mới. Hiện tại, đa số các tỉnh, thành đều đang giao dịch ổn định quanh mốc trung bình là 55.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Quảng Bình điều chỉnh giá thu mua xuống còn 53.000 đồng/kg sau khi hạ nhẹ 1 giá.
Giá lợn hơi chưa bảo đảm có lãi cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tại miền Nam, giá lợn hơi đứng yên trong ngày hôm nay. Cụ thể, mức giá cao nhất trong khu vực là 59.000 đồng/kg, được chứng kiến tại tỉnh An Giang. Thấp hơn 1 giá ở mức 58.000 đồng/kg gồm có các tỉnh, thành như Đồng Nai, Vũng Tàu, Cà Mau và Bạc Liêu. Ngoại trừ tỉnh Kiên Giang đang giao dịch với giá thấp nhất là 54.000 đồng/kg, các tỉnh, thành còn lại đang thu mua ổn định trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi bán ra dù một vài tỉnh đạt mức 60.000-61.000 nhưng nhìn chung vẫn đang ở mức thấp, không ghi nhận có sự thay đổi nào mới. Hiện, các gia trại hoặc các trang trại nhỏ vẫn chưa đạt được điểm hòa vốn.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), dự kiến giá thức ăn chăn nuôi vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 khi giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục cao hơn hiện tại.
Trong khi đó, chăn nuôi nông hộ hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 10 triệu hộ. Khi giá thức ăn tăng, giá lợn hơi vẫn ở mức thấp, thiệt thòi lớn nhất vẫn là ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, bởi họ hoàn toàn bị động từ khâu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ.