• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,83 -1,38/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,83   -1,38/-0,11%  |   HNX-INDEX   225,29   -0,03/-0,02%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.309,18   +0,35/+0,03%  |   HNX30   482,13   +0,21/+0,04%
04 Tháng Mười Hai 2024 3:49:09 SA - Mở cửa
Thiếu nguyên liệu có đáng lo với ngành thủy sản?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/07/2022 8:17:32 SA
Thiếu nguyên liệu đang là thách thức lớn nhất với xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đây cũng là "cơ hội" để mỗi doanh nghiệp phải đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị của mình bền vững hơn, thậm chí tính tới tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác để đưa về chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị.
 
Thế giới tăng nhập tôm, cá tra..., xuất khẩu thủy sản dự báo đạt 9 tỷ USD năm 2022
Tổng cục Thủy sản dự báo năm 2022, tổng sản lượng thủy sản có thể đạt 8,73 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của ngành là đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định.
 
Doanh nghiệp lo 'đói' nguyên liệu
 
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đã từng bước được ổn định nên nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại. Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2022 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến sản phẩm.

 
Thiếu nguyên liệu là khó khăn trước mắt để ngành thủy sản nỗ lực phát triển bền vững hơn. 
 
Đối với cá tra, dự báo cuối năm 2022, giá lương thực ở EU sẽ tăng cao. Đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp cá tra quay lại thị trường này sau nhiều năm bị chững. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn có khả năng tăng trưởng tốt. Nhu cầu tiêu thụ gia tăng và ổn định có thể duy trì mức thu mua cá nguyên liệu ở mức hiện tại.
 
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết quả xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm là tín hiệu vui cho ngành song vẫn còn nhiều yếu tố biến động, bất ngờ đang đe dọa ngành thủy sản trong nửa cuối năm. Bên cạnh vấn đề cước vận chuyển, gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến sự Nga - Ukraine, một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt là đảm bảo đủ nguyên liệu chế biến cho các đơn hàng cuối năm.
 
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, cho hay hiện nhiều trang trại nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng đang vất vả vì dịch bệnh, thậm chí đã có trang trại phải đóng cửa. Nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh vì người dân chùn tay thả nuôi do dịch bệnh còn tiềm ẩn.
 
Dẫn tới, Sao Ta vẫn đang phải phụ thuộc vào nguồn tôm nguyên liệu bên ngoài bởi vùng nuôi 320 ha của công ty mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu chế biến. Việc tự chủ hoàn toàn 100% nguyên liệu tôm là điều không thể vì hiện tại ngành tôm vẫn còn khá manh mún, tự phát.
 
Tương tự, ông Trần Nguyễn Hoàng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex, chuyên mặt hàng tôm), cho hay vấn đề của ngành tôm nằm ở tính thời vụ. Năm 2021, do dịch COVID-19 đã khiến doanh nghiệp phải thực hiện 3 tại chỗ, nhiều nhà máy đóng cửa, giảm công suất, sau khi mở cửa trở lại, khách hàng ai cũng muốn đặt hàng nhưng mùa vụ qua mất rồi nên không thể nào tăng diện tích thả nuôi. 
 
Nỗ lực để phát triển bền vững hơn
 
Trong khi đó dự báo xuất khẩu cá tra năm 2022, ông Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ, nhắc tới hai kịch bản: Vượt mốc kim ngạch đạt được năm 2018 là trên 2,2 tỷ USD, hoặc chỉ đạt con số 2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu còn tùy thuộc vào sản lượng, việc mở rộng diện tích vùng nuôi, chứ không phải nhu cầu thị trường.
 
Ông Dũng đánh giá, xuất khẩu cá tra tăng mạnh chủ yếu do tồn kho lớn từ năm trước chứ không phải tăng sản lượng nuôi. Những ai chịu đựng được khoảng khó khăn trong giai đoạn từ năm 2019-2021 mới là người thụ hưởng trái ngọt trong xuất khẩu cá tra những tháng đầu năm 2022. Như vậy, sức bền của chuỗi cung ứng, sức bền của ngành hết sức quan trọng. Chính sách của Nhà nước phải làm sao hỗ trợ cho doanh nghiệp, người nuôi duy trì ổn định sản xuất.
 
Tuy nhiên, quay trở lại nghịch lý là nhu cầu thế giới tăng mạnh trong khi ngành thủy sản đối mặt khó khăn lớn nhất là thiếu nguyên liệu, ông Dũng nêu quan điểm: Có lẽ thiếu hụt nguồn cung tốt hơn rất nhiều so với việc dư thừa. Đây có thể là khó khăn trong ngắn hạn của doanh nghiệp nhưng cũng là lý do thôi thúc mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển chuỗi giá trị của mình một cách bền vững hơn.
 
"Nếu ngành cá thiếu sản lượng, tôi cho rằng chẳng sao cả, trước mắt doanh nghiệp có thể tăng nhập về chế biến. Nhà chế biến tăng nhập khẩu nguyên liệu cũng là cách để chúng ta xâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, làm cho doanh nghiệp lớn mạnh. Chúng ta cũng cần phải thừa nhận một thực tế là khi đẩy mạnh xuất khẩu thì việc tự chủ hoàn toàn nguyên liệu là rất khó, tại sao không đẩy mạnh nhập khẩu để chế biến, từ đó giúp giá trị xuất khẩu tăng mạnh hơn", ông Dũng chia sẻ.
 
Liên quan tới vấn đề thiếu nguyên liệu của ngành thủy sản, bà Bùi Kim Thuỳ, Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), kể lại một câu chuyện của doanh nghiệp chế biến hạt điều mà theo bà đánh giá là sản phẩm hạt điều của họ rất ngon. 
 
"Tôi được biết họ sở hữu quy trình sản xuất từ giống tới chế biến, xây dựng thương hiệu. Theo đó, họ đem giống điều ngon nhất ở Bình Phước ươm ra cây con rồi chuyển sang trồng ở Campuchia - nơi được đánh giá có thổ nhưỡng tốt cho hạt điều. Hạt điều sau khi thu hoạch được đưa về nhà máy chế biến của doanh nghiệp này tại Bình Phước và trải qua quy trình rang với bí quyết riêng", bà Thùy cho hay. 
 
Điều này cho thấy rõ ràng hạt điều dù trồng ở Campuchia, nhưng người sở hữu các khâu tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất nằm ở Việt Nam. Điều này cũng cho thấy giá trị gia tăng nhiều nhất là người sở hữu thương hiệu mà không quá quan trọng là nguyên liệu hay quy trình sản xuất đang ở đâu?