• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 3:35:47 SA - Mở cửa
Thanh khoản cải thiện nhưng tiền nội vẫn e dè khối ngoại
Nguồn tin: BizLive | 15/07/2022 3:59:49 CH
Rung lắc vẫn xuất hiện do áp lực bán ra của khối ngoại còn được đẩy tiếp trong phiên chiều. Rổ VN Diamond một lần lại là tâm điểm của khối ngoại. Dù vậy, tiền nội hôm nay đã làm khá tốt và giúp thị trường có bước tiến về thanh khoản.

 
Diễn biến giao dịch phiên 15/7
 
Tuần giao dịch này đã chứng kiến 2 phiên bán ròng của khối ngoại. Trong bối cảnh, chỉ số USD vẫn đang neo ở đỉnh 20 năm thì việc có thêm một phiên bán ra của khối ngoại cũng không phải diễn biến gây bất ngờ.
 
Quả thật, sau khi đã bán ròng 240 tỷ đồng trong phiên sáng, khối ngoại còn tiếp tục rút thêm trong phiên chiều nay. Giá trị bán ròng tới cuối phiên đã đạt 494 tỷ đồng, chủ yếu chỉ tập trung vào ETF FUEVFNVD qua bán thỏa thuận 10 triệu chứng chỉ quỹ vào thời điểm 14h25.
 
Với các động thái bán đối ứng liên tục của tự doanh gần đây, các cổ phiếu VN Diamond sẽ còn bị rút tiền trong những phiên kế tiếp.

 
Các phản ứng của các cổ phiếu trong rổ VN Diamond nhìn chung vẫn chưa ghi nhận có sự tiêu cực. Biến động của rổ này là trái chiều với TCM, MWG, PNJ, OCB, KDH giảm từ 1-2% trong khi chiều ngược lại VPB, TPB, TCB, MSH, DHC vẫn tăng nhẹ.
 
Thực tế là các cổ phiếu Ngân hàng có e dè trước hành động của khối ngoại. Các mã BID (-0,97%), VCB (-0,14%), STB (-1,29%) đều phải quay đầu trong những phút cuối, dẫn đến thị trường mất đi những đầu kéo của phiên sáng.
 
Nếu như không có HPG (+4,5%) vẫn quyết tâm kéo, biên độ giảm có thể đã lớn hơn. Tổng giá trị giao dịch của HPG lên tới 1.089 tỷ đồng. VN-Index chốt phiên chỉ giảm 2,92 điểm xuống 1.179,25 điểm.
 
Xét về hiệu ứng tổng thể, các cổ phiếu còn lại cũng đều bị ảnh hưởng theo. Số mã tăng đã thu hẹp về còn 41,67% so với 45% mã giảm giá. Nhóm Chứng khoán đều giảm giá từ 1-2% như SSI, VND, VCI, HCM.
 
Tương tự, nhóm Khu Công nghiệp đều ngả sang sắc đỏ với GVR (-0,2%), KBC (-1,1%), NTC (-0,6%), BCM (-1,3%), LHG (-1,4%), D2D (-2,1%). Còn nhóm Dầu khí và Hóa chất hầu hết đều giảm giá với PVD, DCM, PVT giảm quanh 1%.
 
Thanh khoản trở thành điểm sáng nhất của phiên với giá trị giao dịch đạt 13.116 tỷ đồng, gần xấp xỉ bình quân 1 tháng.

 
Các chỉ số còn lại cũng cho thấy sự xáo trộn tâm lý khi HNX-Index bị ép đảo chiều giảm 0,12% xuống 284,4 điểm. Còn UPCoM-Index chỉ kịp thoát hiểm vào phút cuối, khi tăng 0,15% lên 87,32 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này đạt hơn 2.100 tỷ đồng.
 
****
 
Nỗ lực thử sức đã đưa VN-Index đạt mức cao nhất trong phiên sáng là 1.189,66 điểm, đồng nghĩa chỉ số vẫn chưa thực sự bứt lên. Quãng thời gian sau đó là những động thái lùi lại của chỉ số, tạm dừng phiên sáng tại 1.186,41 điểm.
 
Thực tế, VN-Index hoàn toàn có thể làm tốt hơn nếu như nhóm Vingroup chịu cởi trói cho thị trường nhưng VIC (+0,1%), VRE (+0,2%), VHM (-0,5%) vẫn chủ yếu biến động trái chiều.
 
Hoặc nhóm Ngân hàng có thể có sự can thiệp mạnh hơn từ các mã BID (+0,6%), VCB (+1,1%), CTG (+1,1%) nhưng rốt cuộc nhóm này cũng vẫn đang khá điềm đạm
 
Ưu tiên của các cổ phiếu lớn lúc này có lẽ là thanh khoản thay vì điểm số. Một nhịp tăng mạnh không kèm yếu tố dòng tiền cũng như sự lan tỏa sẽ chỉ làm thị trường kém ổn định.
 
Với thanh khoản phiên sáng 7.123 tỷ đồng, giao dịch HOSE đang vượt lên mức bình quân 1 tháng. Tuy nhiên, để cho cả phiên hôm nay duy trì được thành quả sẽ cần có sự duy trì của tiền nội đặc biệt trong bối cảnh khối ngoại quay lại bán ròng do chịu áp lực từ tỷ giá. Tổng giá bán ròng đã đạt 240 tỷ đồng với các mã UIC (-67,5 tỷ đồng), DXG (-36 tỷ đồng), DPM (-34,07 tỷ đồng), MWG (-29 tỷ đồng) đang bị bán ra mạnh nhất.
 
HNX-Index cũng đang phải thu hẹp đà tăng do PVS (-0,84%), IDC (-1,2%) ép xuống. Chỉ số đang tăng 0,58% lên 286,4 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 860 tỷ đồng.
 
****
 
Chứng khoán Mỹ lại có diễn biến giảm giá trong đêm qua nhưng thị trường Việt Nam dường như đã tạm trút được gánh nặng tâm lý nên vẫn duy trì được các nỗ lực hồi phục.
 
Nhóm ngân hàng đang là nhóm đầu tàu hỗ trợ cho thị trường thử sức tăng điểm. Các mốc 1.190 điểm và 1.200 có thể là mục tiêu của chỉ số trong nhịp tăng trước mắt. Thanh khoản của các mã STB, SHB đang dẫn đầu ngành, đạt trên 100 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, 2 mã này mới chỉ lọt vào top 10 của cả HOSE. HPG (+2,25%), VND (+0,78%), DIG (+3,66%), SSI (+0,76%) mới đang là các cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất.
 
Hiện HPG cũng đang lôi kéo được HSG (+3,9%), NKG (+3,08%) ở nhóm Thép trong khi DIG cũng có sự đồng hành của các mã Bất động sản TCH (+3,03%), CII (+4,96%), DXG (+4,1%), LDG (+3,6%), SCR (+3,3%), NLG (+3,2%)…
 
Nhìn chung, thị trường đang luân chuyển dòng tiền khá tốt giữa các nhóm ngành. Thanh khoản đang vượt mức bình quân 1 tháng, đạt 4.500 tỷ đồng.
 
HNX-Index thì đang có mức tăng xấp xỉ 1%, và đang vươn lên 287,5 điểm. Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 717 tỷ đồng.