• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:01:35 CH - Mở cửa
Phát thải carbon toàn cầu đang lập đỉnh mới
Nguồn tin: Báo Công thương | 25/07/2022 7:10:00 SA
Phát thải carbon đang đạt mức cao nhất mọi thời đại mới trong năm nay trừ khi suy thoái kinh tế kiềm chế nhu cầu năng lượng toàn cầu trong nửa cuối năm.
 
Đánh giá thống kê của BP về năng lượng thế giới 2022 đã được công bố tháng 7, bao gồm dữ liệu năng lượng đến năm 2021. Một năm trước, do hậu quả của đại dịch Covid-19, BP đã báo cáo lượng phát thải carbon dioxide toàn cầu giảm 6% từ năm 2019 đến năm 2021. Đây là mức suy giảm lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Nhiều người dự đoán rằng lượng khí thải sẽ tăng trở lại vào năm 2021 và thực sự là như vậy. Khi thế giới phục hồi sau làn sóng Covid-19 đầu tiên, lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu tăng 5,6% từ năm 2020 đến năm 2021. Đó là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong gần 50 năm. Lượng phát thải chỉ thấp hơn 0,8% so với mức cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào năm 2018.
 
https://fireant.vn/
 
Phát thải carbon toàn cầu trên đà đạt mức cao nhất mọi thời đại
 
Có sự chênh lệch rất lớn giữa lượng khí thải carbon dioxide của các nước phát triển và của các nước đang phát triển. 38 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là các nước có thu nhập cao thường được coi là các nước phát triển. Lượng khí thải carbon dioxide ở các quốc gia này đã giảm trong 15 năm và ở mức xấp xỉ mức của 35 năm trước. Mặt khác, các nước không thuộc OECD đã chứng kiến ​​sự bùng nổ về tốc độ tăng phát thải carbon dioxide. Có hai lý do chính cho sự chênh lệch này. Đầu tiên, than đá đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của các nước OECD, nhưng hiện nay nó đang bị loại bỏ dần. Các nước không thuộc OECD đang trải qua một giai đoạn phát triển tương tự bằng cách sử dụng than, và điều đó đang làm tăng lượng khí thải carbon dioxide của họ. Lý do chính thứ hai là phần lớn dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. Mức sống của họ ngày càng tăng, và điều đó thường kéo theo sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng. Mặc dù lượng phát thải bình quân đầu người ở các quốc gia này thấp, nhưng một lượng lớn dân số đang tăng nhẹ lượng khí thải bình quân đầu người đang có tác động tổng thể lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
 
Nhưng điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc kiểm soát lượng khí thải carbon dioxide của thế giới. Khoảng 60% dân số thế giới sống ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước phát triển trên thế giới, nhưng hàng tỷ người đang tăng dần mức tiêu thụ đã là yếu tố thúc đẩy lượng khí thải carbon dioxide tăng trong nhiều thập kỷ. Kể từ năm 1965, lượng khí thải carbon dioxide ở Mỹ và EU không thay đổi nhiều. Nhưng chúng đã tăng trưởng ổn định ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2021. Lượng khí thải của châu Á Thái Bình Dương hiện cao hơn gấp đôi lượng khí thải kết hợp của Mỹ và EU. Không chỉ Trung Quốc và Ấn Độ.
 
Nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương đều nằm trong số những quốc gia phát thải carbon dioxide lớn nhất và là một trong những quốc gia dẫn đầu về mức tăng phát thải. Mặc dù thời gian qua Mỹ đã đưa vào bầu khí quyển nhiều carbon dioxide hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng Trung Quốc vẫn có thể vượt qua. Đó là lý do tại sao Mỹ không thể đơn phương giải quyết vấn đề này trừ khi phát minh ra các công nghệ mới có thể hút carbon dioxide từ không khí một cách hiệu quả. Phát thải carbon dioxide toàn cầu đã được thúc đẩy bởi khu vực châu Á Thái Bình Dương trong 50 năm qua và không có dấu hiệu nào cho thấy điều này đang chậm lại. Thế giới sẽ không có cơ hội hạn chế lượng khí thải carbon dioxide nếu không tìm ra cách để ngăn chặn sự gia tăng lượng khí thải ở các quốc gia đông dân đang phát triển này.