HĐQT Công ty CP Tasco (HNX: HUT) vừa có Nghị quyết thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Đây sẽ thương vụ mới nối tiếp vụ M&A đình đám của Tasco vào SVC Holdings.
Trong định hướng tái cấu trúc giai đoạn 2022-2027 của Tasco, Công ty sẽ đầu tư vào hệ sinh thái với cơ sở hạ tầng, dịch vụ ô tô; bất động sản, nghỉ dưỡng và bảo hiểm.
Cơ cấu doanh thu của Tasco.
Toan tính mới
Tại ĐHCĐ năm 2022, Ban lãnh đạo Tasco đánh giá rằng mảng bảo hiểm là một trong những trụ cột của hệ sinh thái của Công ty, Công ty dự kiến đầu tư một công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Mặc dù tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ năm 2021 thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,63% của mảng kinh doanh này trong năm 2020 nhưng vẫn là miếng bánh lợi nhuận béo bở của những công ty đầu ngành và cả những công ty mới gia nhập thị trường có hệ sinh thái rộng, tệp khách lớn.
Với Tasco, bên cạnh mảng bất động sản, nghĩ dưỡng có thể phát triển nhiều sản phẩm bảo hiểm bảo vệ toàn diện nhà cửa, tài sản, thì mảng dịch vụ ô tô có thể cộng thêm những sản phẩm bán chéo theo dòng bảo hiểm vật chất xe hơi, bảo hiểm xe ô tô toàn diện, bảo hiểm tai nạn…
Việc Tasco muốn thâu tóm 100% phần vốn tại SVC Holdings cho phép công ty có thể khai thác sâu khách hàng bảo hiểm từ hoạt động của SVC Holdings trong lĩnh vực kinh doanh ô tô và xe có động cơ, lẫn chính nhóm bất động sản của riêng SCV holdings. Khi thâu tóm SCV holdings, Tasco hướng đến tới xây một hệ sinh thái đủ lớn và hoàn thiện từ thượng nguồn tới hạ nguồn dịch vụ cho 4,5 triệu khách hàng sở hữu xe.
Khó khăn nội tại
Để thực hiện tham vọng hệ sinh thái, ĐHĐCĐ Tasco đã phê duyệt kế hoạch phát hành mới cho cổ đông nhằm huy động hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Gần 50% tổng vốn huy động mới sẽ được dùng mua công ty bảo hiểm. Phần còn lại được dùng để đầu tư Tasco Land. Tasco cũng sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ cổ phần tại SVC Holdings với giá trị dự kiến hơn 5,4 ngàn tỷ đồng.
Năm 2021, Tasco cũng đã tăng vốn theo phát hành riêng lẻ thành công 800 tỷ đồng cho các cổ đông chiến lược, đưa vốn điều lệ lên 3.486 tỷ đồng để phục vụ mục đích tái cấu trúc toàn diện theo định hướng chiến lược mới.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Tasco đạt 10.815,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2020; vốn chủ sở hữu đạt 3.807,5 tỷ đồng, tăng 28,6% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 44,2 tỷ đồng. Tasco đặt kế hoạch kinh doanh 2022-2025 với doanh thu tăng đột trưởng đột phá từ 11.400 tỷ đồng năm 2022 lên 48.600 tỷ đồng năm 2024, lãi ròng theo đó tăng từ 250 tỷ đồng lên 1.350 tỷ đồng trong giai đoạn này.
Tasco đặt tham vọng và chỉ tiêu cao, nhưng trong giai đoạn trải đường cho tham vọng của mình, Tasco cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn nội tại. Một trong số đó là các chỉ tiêu kinh doanh từ cốt lõi (hạ tầng, BOT) đang khiến công ty thua lỗ. Tại quý II/2021, Tasco âm lợi nhuận sau thuế 1.498,04%, nguyên nhân do giảm doanh thu tài chính, tăng doanh thu bán hàng và chi phí tài chính. Ở quý I năm nay, kinh doanh cốt lõi của công ty vẫn thua lỗ và Tasco chỉ thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính. Cùng với đó, do đặc thù các dự án hạ tầng, Tasco có nợ phải trả ngắn và dài hạn lớn 5.093,7 tỷ đồng và chiếm 46,9% tổng nguồn vốn.