Theo báo cáo triển vọng ngành điện nửa cuối năm của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), giá than và khí đầu vào tăng mạnh khiến cho giá bán trên thị trường điện cạnh tranh tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm và giảm dần khi mưa nhiều trong tháng 5
Trong báo cáo ngành điện, VCBS cho biết thủy điện từ cuối tháng 5 tới nửa đầu tháng 6 liên tục được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và hơn 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối khi không còn đóng góp bởi điện mặt trời.
Viện nghiên cứu thời tiết và xã hội của Mỹ (IRI), khả năng xảy ra La Nina có thể suy yếu trong tháng 7, 8 và mạnh trở lại từ tháng 9 trở đi với xác suất quanh 60%. Đây là tỷ lệ khá cao trong mùa mưa năm nay có thể gây ra mưa nhiều tại khu vực trung tâm phía Tây Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam.
Ảnh minh họa
VCBS dẫn báo cáo Viện nghiên cứu thời tiết và xã hội của Mỹ (IRI), khả năng xảy ra La Nina có thể suy yếu trong tháng 7, 8 và mạnh trở lại từ tháng 9 trở đi với xác suất quanh 60%. Đây là tỷ lệ khá cao trong mùa mưa năm nay có thể gây ra mưa nhiều tại khu vực trung tâm phía Tây Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam. Nhiệt độ bề mặt biển khu vực Tây Thái Bình Dương quanh khu vực Indonesia và Việt Nam đang cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 oC gây bốc nhiều hơi nước. Đồng thời, rãnh áp thấp từ Trung Quốc kéo xuống miền Bắc gây mưa dông trong kéo xuống Việt Nam ngay trong mùa khô. Lưu lượng nước về hồ lên gần 5.000 m/s - 8.000 m/s khiến cho nhà máy Hòa Bình và Sơn La bắt đầu phải mở 2 và 5 cửa xả đáy từ ngày 12/6 - 17/6.
Theo đó, thủy điện từ cuối tháng 5 tới nửa đầu tháng 6 liên tục được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và hơn 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối khi không còn đóng góp bởi điện mặt trời.
Như vậy, VCBS cho rằng các công ty có các nhà máy thủy điện ở khu vực Bắc bộ tới Bắc Trung Bộ được hưởng lợi lớn khi mùa mưa quay trở lại đồng thời với La Nina mạnh trở lại như
REE, Thủy điện miền Trung (
CHP), Thủy điện Thác Bà (
TBC), Vĩnh Sơn Sông Hinh (
VSH)…
Ngược lại, doanh nghiệp nhiệt than và khí kém khả quan thời gian tới do ảnh hưởng của nhiên liệu đầu vào và các nguồn khác phát điện tốt hơn dự kiến. Bên cạnh thủy điện thì năng lượng tái tạo đã trực tiếp lấy đi thị phần của nhiệt điện than và nhiệt điện khí hơn 10%.
Điều này khiến cho giá bán trên thị trường điện cạnh tranh tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Theo đó, giá trần thị trường điện tăng lên cao nhất trong lịch sử với 1.602 đồng/kWh, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt than đã có cải thiện nhiều khi hoạt động của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trở lại bình thường. Dù vậy, triển vọng của doanh nghiệp nhiệt than và khí kém khả quan thời gian tới do ảnh hưởng của nhiên liệu đầu vào và các nguồn khác phát điện tốt hơn dự kiến.
Ngoài thủy điện, năng lượng tái tạo đã trực tiếp lấy đi thị phần của nhiệt điện than và nhiệt điện khí hơn 10%.
Hiện, sản lượng năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp hơn 6 lần trong giai đoạn 2019 – 2021. Tỷ trọng đóng góp vào tổng sản lượng điện toàn hệ thống cũng tăng từ 2,5% năm 2019 lên 13,8% trong 5 tháng đầu năm.
Theo báo cáo của PV Power (HoSE:
POW), nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2 ghi nhận doanh thu lũy kế 5 tháng đạt 3.758 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Giá thị trường nhiều thời điểm cao hơn chi phí biến đổi giúp nhà máy vận hành vượt sản lượng kế hoạch. Song, trong những ngày cuối tháng 5, giá thị trường thấp hơn chi phí. Dù vậy,
NT2 vẫn chào giá để vận hành với mục tiêu giảm lượng khí phạt bao tiêu và đàm phán Qc cho các năm tiếp theo. Trong tháng 6, doanh thu kế hoạch của Nhơn Trạch 2 là 607 tỷ đồng, thấp hơn 30% so với tháng 5.
Ông Lê Văn Danh - Tổng giám đốc EVNGENCO3 (HoSE:
PGV) dự báo việc nước về hồ thủy điện ở mức cao trong tháng 6 và quý III khiến giá điện ở mức thấp. Qua quý IV, khi các hồ thủy điện phải tích nước cho mùa khô năm sau, khi đó điện than và khí sẽ phát điện trở lại giúp giá tăng, ít nhất là bằng mức quý I.
Theo số liệu của EVNGENCO3, giá toàn phần thị trường điện bình quân tháng 5 đã giảm về 1.136 đồng/kWh từ mức gần 1.800 đồng/kWh tháng 4 và ghi nhận mức thấp nhất năm.
Về dài hạn, theo VCBS, dự thảo mới nhất của quy hoạch điện VIII có kịch bản chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn quy hoạch cũ theo chỉ đạo Thủ tướng sau hội nghị COP 26. Đây sẽ là cơ hội cho điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi trong giai đoạn 2022 – 2030.
Cụ thể, từ nay tới 2030, giảm nhiệt điện than và chủ yếu tăng tuabin khí hỗn hợp (TBKHH) dùng LNG, các nguồn khí nội dự kiến sẽ có thêm khí từ Lô B Ô Môn và Cá Voi Xanh. Tuy nhiên các mỏ khu vực Đông Nam Bộ sẽ suy giảm mạnh và các nhà máy điện ở khu vực này sẽ phải sử dụng tới khí LNG nhập khẩu.
Từ 2030 năm 2045, duy trì nhiệt điện than từ năm 2030, không phát triển mới và có định hướng chuyển đổi sang sử dụng đốt biomass/ammoniac. Trước COP26, TBKHH sẽ là một trong những nguồn phát triển mạnh nhất nhưng đến giai đoạn này giảm tới 44% so với công suất trước đó mà chủ yếu tập trung vào tăng mạnh điện gió gần bờ/trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời. Ngoài ra còn phát triển công nghệ lưu trữ điện năng khi lúc này tỷ lệ năng lượng tái tạo đã lên tới 49% nguồn điện với đặc điểm biến thiên mạnh và lúc này có thể công nghệ lưu trữ điện đã phát triển với mức giá tốt hơn.
VCBS cho rằng dự thảo này gần như đã được thông qua, chỉ còn một vài vướng mắc về tỷ lệ điện sử dụng LNG do giá khí hiện tại cao và không chủ động được nguồn cung khí trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo, nhiệt điện LNG hay các công ty thầu xây lắp nhà máy điện, mạng lưới truyền tải điện sẽ được hưởng lợi.