• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,15 +0,04/+0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,15   +0,04/+0,00%  |   HNX-INDEX   222,21   -0,27/-0,12%  |   UPCOM-INDEX   93,11   0,00/0,00%  |   VN30   1.312,76   -0,72/-0,05%  |   HNX30   462,68   +0,49/+0,11%
20 Tháng Giêng 2025 9:53:43 SA - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (8/7): KBC, ACB và BID
Nguồn tin: VietNam Finance | 08/07/2022 7:59:30 SA
Năm 2022, SSI ước tính lợi nhuận sau thuế của KBC ở mức 3.000 tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm trước, nhờ động lực chính đến từ hoạt động cho thuê đất tại một số khu công nghiệp và bán hàng tại khu đô thị Tràng Cát.
 
 
SSI: Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KBC
 
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) vừa tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022, trong đó giữ nguyên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 ở mức lần lượt là 9.800 tỷ đồng (tăng 122% so với cùng kỳ) và 4.500 tỷ đồng (tăng 372% so với cùng kỳ), không thay đổi so với kế hoạch được thông qua tại đại hội cổ đông bất thường tổ chức vào tháng 2/2022.
 
Kế hoạch đầy tham vọng này dựa trên cơ sở sẽ bàn giao 102ha đất khu công nghiệp và 44ha đất khu dân cư tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng và TP. HCM. Về việc huy động vốn, KBC vẫn duy trì kế hoạch phát hành riêng lẻ đã được thông qua trước đó tại đại hội cổ đông bất thường. Theo đó, 150 triệu cổ phiếu (tương đương 26% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) sẽ được phát hành.
 
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, dự kiến việc phát hành riêng lẻ sẽ được thực hiện không sớm hơn quý IV năm nay. Cùng với đó, KBC mới đây đã hoàn tất việc phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1 cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ từ 5.800 tỷ đồng lên 7.700 tỷ đồng vào tháng 6/2022.
 
Ước tính doanh thu năm 2022 của SSI cho hoạt động kinh doanh chính của KBC là 9.000 tỷ đồng (tăng 112% so với cùng kỳ), và lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 3.000 tỷ đồng (tăng 210% so với cùng kỳ). Hoạt động cho thuê đất tại khu công nghiệp Quang Châu, khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh, khu công nghiệp Tân Phú Trung, và bán hàng tại khu đô thị Tràng Cát sẽ là động lực tăng trưởng chính.
 
Đối với năm 2023, SSI kỳ vọng các dự án này sẽ tiếp tục là nguồn thu chính cho doanh nghiệp, trong khi đó, giai đoạn 3 của khu công nghiệp Tràng Duệ và các khu công nghiệp ở Long An cũng có thể bắt đầu tạo ra thu nhập. Do đó, doanh thu của KBC có thể lên đến 11.400 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 3.700 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ).
 
Mặc dù chúng tôi lo ngại về việc pha loãng cổ phiếu và áp lực giảm giá cổ phiếu do phát hành riêng lẻ, SSI vẫn giữ quan điểm tích cực đối với mảng bất động sản khu công nghiệp trong dài hạn với kỳ vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục ổn định.
 
Với mức giá 31.800 đồng/cổ phiếu, KBC đang giao dịch ở mức P/E và P/B năm 2022 lần lượt là 10,6 lần và 1,4 lần, và P/E và P/B năm 2023 lần lượt là 9,1 lần và 1,2 lần - trước khi tính đến tác động của việc phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu.
 
Giá mục tiêu mà SSI đưa ra cho KBC là 40.300 đồng/cổ phiếu, tương đương tiềm năng tăng giá là 27%. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KBC. Rủi ro giảm giá chính là việc giao đất bị chậm hơn dự kiến do quy trình thủ tục của các dự án trọng điểm nêu trên bị kéo dài, đồng thời lạm phát đình trệ toàn cầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến dòng vốn FDI tiềm năng.
 
VND: Khuyến nghị khả quan ACB với giá mục tiêu 41.700 đồng/cổ phiếu
 
Quý I, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp bởi tăng trưởng cho vay lành mạnh, thu nhập ngoài lãi và đặc biệt là việc hoàn nhập dự phòng. Ngân hàng ghi nhận tăng trưởng cho vay tăng 5% so với hồi đầu năm (tăng 17% so với cùng kỳ), trong đó cho vay bán lẻ vẫn là động lực chính (tăng 6% so với đầu năm; chiếm 63% tổng dư nợ).
 
Trong quý này, thu nhập ngoài lãi tăng 36% cùng kỳ nhờ thu nhập từ phí tăng 18% cùng kỳ và việc thu nợ từ nhóm G6. Đáng chú ý, dựa trên việc trích lập dự phòng mạnh mẽ trước đó trong năm 2021, ACB đã có thể hoàn nhập dự phòng trong quý I (3 tỷ đồng), chủ yếu đến từ việc hoàn nhập dự phòng nợ tái cơ cấu.
 
Về chất lượng tài sản, nợ xấu quý I tăng 11,4% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì thấp với 0,82% (so với 0,77% vào cuối 2021); tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) ở mức 188% (so với 209% vào cuối 2021).
 
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho biết, việc Chính phủ có những bước đầu giám sát chặt chẽ hơn về hoạt động của thị trường vốn Việt Nam đã dẫn đến hiệu ứng bán tháo trên thị trường chứng khoán và ngành ngân hàng cũng không là ngoại lệ kể từ tháng 4/2022.
 
Tuy nhiên, ACB lại ghi nhận mức giảm giá thấp nhất so với toàn ngành (chỉ giảm 4% so với mức giảm chung là 16,6%). ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam và là một ngân hàng có chiến lược thận trọng với danh mục tài sản không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), do đó ACB đã không bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ gần đây lên thị trường này.
 
Mặt khác, cho vay bất động sản chiếm 18% danh mục của ACB tuy nhiên chủ yếu đến từ cho vay mua nhà (15%), vì vậy ACB sẽ không chịu tác động đáng kể trước động thái kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vay đổ vào lĩnh vực bất động sản gần đây.
 
Trước những diễn biến mới, VND vẫn kỳ vọng lợi nhuận ròng của ACB sẽ tăng trưởng lần lượt 25% và 18% so với cùng kỳ trong các năm 2022-2023. Sự điều chỉnh của thị trường vừa qua đã đẩy định giá của ACB xuống mức đáy 3 năm: chỉ 1,23 lần P/BV dự phóng 2022, tương đương giảm 2 độ lệch chuẩn.
 
Với khả năng sinh lời mạnh mẽ và bảng cân đối kế toán lành mạnh, công ty chứng khoán này cho rằng ACB xứng đáng được định giá ở mức P/BV 1,9 lần và đây sẽ là thời điểm để các nhà đầu tư bắt đầu mua vào và nắm giữ 1 ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng tốt như ACB.
 
Giá mục tiêu đưa ra là 41.700 đồng/cổ phiếu, dựa trên sự kết hợp phương pháp P/BV năm 2022 là 1,9 lần và phương pháp định giá thu nhập thặng dư. Rủi ro đối với khuyến nghị bao gồm việc lạm phát cao hơn dự kiến và nợ xấu của ACB tăng cao hơn dự kiến.
 
SSI: Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu BID
 
Hết quý I, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) công bố tổng thu nhập hoạt động 16.227 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động được kiểm soát tốt (tăng 7% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng giảm thiểu đáng kể (nhích nhẹ 3% cùng kỳ), đã giúp lợi nhuận trước thuế đạt 4.514 tỷ đồng, tăng 33% so với quý I/2021, thực hiện được 22% kế hoạch cả năm.
 
Năm nay ngân hàng dự kiến giảm chi phí trích lập dự phòng từ 29.000 tỷ đồng trong năm 2021 xuống còn 23.000 tỷ đồng, tạo động lực cho tăng trưởng lợi nhuận cuối năm và các năm sau này.
 
Trong quý I, tín dụng tăng trưởng tích cực lên mức 4,7% và kỳ vọng tiếp tục khả quan trong thời gian tới, khi nền kinh tế dần trở về bình thường, cũng như xu hướng chuyển dịch bán lẻ đang dần được đẩy mạnh (chiếm 40% dư nợ).
 
Mặt khác, NIM giảm nhẹ còn 2,85% so với thời điểm quý IV/2021 (2,92%), do lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ trong khi lãi suất cho vay vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng lại tăng so với cùng kỳ nhờ tỷ lệ CASA được cải thiện khi BID đã thực hiện miễn phí giao dịch kênh số từ đầu năm.
 
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhìn nhận, trước kết quả kinh doanh quý I đầy khả quan với các chỉ tiêu hoạt động hiệu quả và khả năng sinh lời đều cải thiện, chất lượng tín dụng được quản lý tốt, SSI dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của BID sẽ đạt 20.646 tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với năm trước, chủ yếu nhờ giảm gánh nặng dự phòng (giảm 19% cùng kỳ). Chỉ tiêu ROE cũng có thể tăng lên mức 16%, trong khi 3 năm vừa qua chỉ dao động từ 9-13%.
 
Tuy nhiên, SSI cũng lưu ý tiềm năng tăng trưởng dài hạn của BID vẫn chịu giới hạn bởi nguồn vốn (CAR khoảng 9%), trong khi hoạt động dịch vụ hiện tại đang thiếu động lực tăng trưởng chủ lực.
 
Mặc dù ngân hàng đang xem xét về cấu trúc sở hữu liên quan đến mảng bảo hiểm nhân thọ (BIDV MetLife), SSI cho rằng việc này có thể chưa sớm hoàn thành (ít nhất trong năm 2022).
 
Vì thế, SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu BID, đồng thời giảm giá mục tiêu 1 năm từ 42.300 đồng/cổ phiếu xuống 41.200 đồng/cổ phiếu, tức triển vọng sinh lời khoảng 14%.