• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:53:01 CH - Mở cửa
Long An đẩy mạnh chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nguồn tin: Tạp Chí Tài Chính | 10/08/2022 5:25:00 CH
Năm 2022, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An tiếp tục triển khai nhiều dự án, mô hình nhằm khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau màu. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân.
 
Năm 2022, tỉnh Long An phấn đấu xây dựng 26 mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa với diện tích 1.300ha, tiếp tục duy trì mô hình đã triển khai, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 với 115 mô hình; xây dựng 2 mô hình điểm về rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2ha, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích 1.772ha; xây dựng 12 mô hình điểm về thanh long ứng dụng công nghệ cao với diện tích 120ha, tiếp tục nhân rộng 665ha thanh long ứng dụng công nghệ cao và duy trì 7 mô hình với diện tích 140ha; xây dựng 15 mô hình điểm về chanh ứng dụng công nghệ cao với diện tích 150ha, nhân rộng 22 mô hình chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, diện tích 220ha; xây dựng 3 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng côn nghệ cao và hỗ trợ 29 mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh…
 
Xác định rõ việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao… đặc biệt, vấn đề đảm bảo đầu ra cho sản phẩm là điều rất quan trọng. Vì vậy, song song với việc mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác… tỉnh Long An đã tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này…
 
Là địa phương có lợi thế trồng rau ứng dụng công nghệ cao, huyện Cần Giuộc là địa phương được tỉnh Long An lựa chọn là địa phương hiện việc ứng dụng công nghệ cao trên cây rau. Để phát triển thế mạnh của huyện, thời gian qua, huyện đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bền vững, an toàn thực phẩm; phát triển vùng chuyên canh rau công nghệ cao. Hiện toàn huyện có trên 1.700 ha rau, trong đó có 1,139 ha rau ứng dụng công nghệ cao.
 
Bên cạnh việc xây dựng các mô hình chuyên canh, việc hỗ trợ các hộ dân tham gia tập tuấn, đào tạo trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện các mô hình trình diễn về sản xuất hữu cơ. Đặc biệt, khi tham gia vào quá trình phát triển mô hình, nông dân sẽ được hỗ trợ về giống, vật tư…
 
HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Phước Tiến ở huyện Cần Giuộc là một trong những HTX đi đầu trong lĩnh vực này. Hiện NTX có gần 10ha chuyên trồng luân canh các loại rau ngắn ngày: cải, quế, hành lá… Từ sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, HTX Phước Tiến đã chủ động đầu tư hệ thống công nghệ ứng dụng vào tưới và sản xuất rau; đồng thời tuyên truyền cho các thành viên hiểu rõ hơn về lợi ích của việc trồng rau an toàn để hội viên hiểu rõ và yên tâm canh tác, sản xuất.
 
Bến Lức là địa phương có gần 7.200ha chuyên canh cây chanh, và huyện đã mở rộng diện tích trồng chanh theo hướng VietGAP. Được biết, giai đoạn 2021- 2025, huyện Bên Lức đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với cây tranh không hạt, với diện tích 1.500 ha tại 3 xã huyện là: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi và Bình Đức.
 
 
Đánh giá từ Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Bến Lức, qua nhiều năm triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên cây chanh tại huyện đã góp phần thay đổi tư duy, tập quán làm nông nghiệp của người nông dân. Bà con đã chủ động, tiếp cận và tìm hiểu về sản xuất an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn…
 
Nói đến Long An không thể không nhắc đến trái thanh long. Hiện nay, bên cạnh việc canh tác thanh long theo kiểu truyền thống, nhiều HTX, nhiều hộ nông dân tại Long An đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng giá trị kinh tế cho loại trái cây này.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thanh long đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho trái tranh long, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, nhờ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã giúp giảm công sức lao động, tiết kiệm nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mang lại lợi nhuận cao từ 2,5-5 triệu đồng/ha
 
Theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thanh long sẽ giúp phát triển thanh long theo hướng tập trung, quy mô lớn; đồn thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị xuất khẩu của thanh long.