• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.229,85 +1,52/+0,12%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.229,85   +1,52/+0,12%  |   HNX-INDEX   221,55   -0,21/-0,09%  |   UPCOM-INDEX   91,17   -0,33/-0,37%  |   VN30   1.286,77   +0,10/+0,01%  |   HNX30   468,43   -1,38/-0,29%
22 Tháng Mười Một 2024 1:23:47 CH - Mở cửa
Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 16/08/2022 10:10:00 CH
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với dân số khu vực nông nghiệp chiếm trên 50%, đất canh tác, đất rừng chiếm 60% tổng diện tích cả nước…
 
 
Chuyên gia quốc tế dự báo thị trường phân bón Việt Nam đạt 1,58 triệu tấn trong năm nay và tăng lên 6,1 triệu tấn vào năm 2031, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16,2%. Nguồn: R&M
 
Theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, đặc điểm chính của thị trường phân bón Việt Nam là có mức độ tập trung thấp, với các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 70% thị phần.
 
Dựa trên doanh thu chung của thị trường phân bón Việt Nam vào năm 2020, năm công ty sản xuất phân bón lớn nhất chiếm khoảng 28% quy mô thị trường. Hiện các nhà sản xuất phân bón lớn tại Việt Nam đang áp dụng nhiều chiến lược khác nhau như mở rộng quy mô và hợp tác để gia tăng thị phần.
 
Các loại phân bón xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là amoni sunfat, photphat diamine, NPK, ... Trong khi đó, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc ... là những thị trường xuất khẩu chính của phân bón Việt Nam.
 
Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới hơn 1 triệu tấn phân bón các loại, trong đó nhiều nhất là amoni sunfat. Hiện Trung Quốc là nhà cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam, chiếm gần 50% lượng phân bón nhập khẩu của cả nước.
 
Theo phân tích của giới chuyên gia, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam, ngành phân bón Việt Nam vẫn tăng trưởng trong năm 2020. Bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hậu cần, hoạt động xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam vẫn đang tăng lên. Trong đó, nhập khẩu phân bón đạt 3,64 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ, còn xuất khẩu cũng tăng 38% vào năm 2020 so với năm 2019. Bước sang năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón và nhập khẩu 3,07 triệu tấn phân bón các loại.
 
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ phân bón của Việt Nam trong năm 2020 bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh vẫn tốt, với các doanh nghiệp đầu ngành có kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể. Các kênh phân phối phổ biến nhất trong nước bao gồm hệ thống nhà phân phối, hệ thống công ty khu vực và các đại lý thu mua ủy quyền.
 
 
Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam chuẩn bị bón phân cho lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ
 
Giá phân bón trên thị trường Việt Nam có xu hướng biến động trong năm 2020, ghi nhận làn sóng tăng giá trong nửa cuối năm, và giá phân bón tiếp tục tăng trong năm 2021 do nhu cầu tăng và nguồn cung sụt giảm.
 
Theo các nhà phân tích, triển vọng tích cực đối với nông nghiệp chính là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ phân bón trong nước vào năm 2022. Theo đó, thời tiết thuận lợi và giá nông sản trong nước ở mức cao trong năm 2022 sẽ tạo điều kiện cho nông dân tăng cường trồng trọt để đạt năng suất cao hơn, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về phân bón.
 
Trong khi đó, dự báo thị trường phân bón trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,2% từ nay đến năm 2026. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt nhân công lao động và việc ngừng hoạt động của các nhà máy phân bón nằm trong nhóm sản xuất hóa chất tổng hợp, vốn đã bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19… Nông nghiệp là ngành chính trong nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do vậy khi các quốc gia này tiếp tục mở rộng sản xuất thông qua đa dạng hóa hệ thống nông nghiệp và trồng trọt thì nhu cầu về phân bón sẽ tiếp tục tăng lên, nhất là phân urê.
 
Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia tiêu thụ urê lớn nhất khu vực, tăng trưởng tiêu thụ chủ yếu do nhu cầu urê làm phân bón trực tiếp. Theo FAO, sản lượng urê ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Ví dụ, năm 2016, sản lượng urê được ghi nhận là 2.033,7 nghìn tấn và tăng lên 2.425,1 nghìn tấn vào năm 2018. Giới chuyên gia nhận định, nhu cầu cải thiện năng suất nông nghiệp tại Đông Nam Á sẽ tăng trong bối cảnh nhu cầu lương thực ngày càng tăng cùng với dân số trong khu vực.