Đối tượng phát của Nông nghiệp BAF lần này hành là tổ chức tài chính quốc tế International Finance Corporation (IFC).
CTCP Nông nghiệp
BAF Việt Nam (mã chứng khoán
BAF) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua triển khai chi tiết phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ năm 2022.
Theo đó Nông Nghiệp
BAF dự kiến phát hành riêng lẻ tối đa 600 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Tổng giá trị phát hành tối đa 600 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 7 năm kể từ ngày phát hành. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3,4 của năm 2022.
Đây là trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, phát hành tại thị trường trong nước. Đối tượng phát hành là tổ chức tài chính quốc tế International Finance Corporation (IFC) – Thành viên Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Ngày đáo hạn thứ nhất dự kiến tròn 6 năm từ ngày phát hành – tại ngày đáo hạn thứ nhất tổ chức phát hành sẽ mua lại 1/2 số lượng trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm đó. Ngày đáo hạn cuối cùng dự kiến tròn 7 năm từ ngày phát hành – tổ chức phát hành sẽ mua lại toàn bộ trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm đó.
Trái phiếu có lãi suất cố định 5,25%/năm. Ngoài ra còn phần lãi suất bổ sung khi hoàn trả trái phiếu: trong trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn và/hoặc trường hợp không chuyển đổi toàn bộ hoặc bất kỳ trái phiếu nào tại ngày đáo hạn của trái phiếu chưa được chuyển đổi, người sở hữu trái phiếu sẽ được nhận khoản thanh toán lãi suất bổ sung tương đương 5,25%/năm cho mỗi kỳ tính lãi từ ngày phát hành, đồng thời lãi suất hàng năm sẽ được tính lãi kép ở mức 10,5%/năm.
Giá chuyển đổi được xác định theo công thức. Tỷ lệ chuyển đổi bằng mệnh giá trái phiếu chia cho giá chuyển đổi được xác định tại thời điểm chuyển đổi.
Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu được dùng để bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của tổ chức phát hành, công ty con hoặc công ty liên kết…Trong đó mục đích cụ thể được công ty ghi nhận:
-Dùng 230 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ và hỗ trợ vay vốn tại CTCP Chăn nuôi công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh để thực hiện dự án trang trại nuôi heo công nghệ cao.
-Dùng 100 tỷ đồng để góp vốn để tăng vốn điều lệ và hỗ trợ vay vốn tại Công ty TNHH Đầu tư trang trại xanh 2 để thực hiện dự án trang trại nuôi heo mô hình trại lạnh khép kín.
-Dùng 40 tỷ đồng để góp vốn tăng vốn điều lệ tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Bắc An Khánh từ 40 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng nhằm thực hiện dự án xây dựng trang trại chăn nuôi heo mô hình trại lạnh khép kín.
-Dùng 65 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Đông An Khánh từ 20 tỷ đồng lên 85 tỷ đồng để thực hiện dự án xây dựng trang trại chăn nuôi hep mô hình trại lạnh khép kín.
-Dùng 65 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty TNHH chăn nuôi nam An Khánh từ 20 tỷ đồng lên 85 tỷ đồng để thực hiện dự án xây dựng trang trại chăn nuôi hep mô hình trại lạnh khép kín.
-Dùng 40 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Đầu tư Trang trại xanh 1 từ 40 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng để thực hiện dự án xây dựng trang trại chăn nuôi heo mô hình trại lạnh khép kín.
-Dùng 30 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty TNHH chăn nuôi bảo Ngọc từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Dùng 30 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Anh Vũ Phú Yên từ 50 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.