• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:17:58 CH - Mở cửa
Một công ty tài chính tiêu dùng của Việt Nam được Fitch Ratings xếp hạng cao nhất thị trường
Nguồn tin: Vneconomy | 02/08/2022 2:46:43 CH
Fitch Ratings xếp hạng Long-Term và Short-term Issuer Default Rating (IDR) của Mcredit ở mức B, cùng triển vọng "Ổn định", mức xếp hạng cao nhất của Fitch với các công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings (Fitch) vừa công bố kết quả xếp hạng của Công ty Tài chính TNHH MBBank Shinsei (Mcredit) đối với Long-Term và Short-term Issuer Default Rating (IDR) ở mức B, cùng triển vọng "Ổn định" vào ngày 27-7-2022. Với kết quả này, xếp hạng của Mcredit hiện chỉ thấp hơn ngân hàng mẹ MBBank một bậc. Đây là mức xếp hạng cao nhất của Fitch với các công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.
 
Cơ sở để Fitch Ratings đưa ra đánh giá này là sự hỗ trợ mạnh mẽ và mang tính chiến lược từ hai ngân hàng mẹ là MBBank và Shinsei Bank. Theo đó, Fitch đánh giá cao sự hỗ trợ của MBBank và Shinsei Bank với hoạt động của Mcredit khi xếp hạng Shareholder Support Rating (SSR) ở mức B, chỉ thấp hơn một bậc so với Long-term IDR của MBBank.
 
 
Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm Mcredit ở mức B, triển vọng "Ổn định".
 
"Thông qua Website, App và sử dụng các giải pháp như xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC), hợp đồng điện tử (eContract), nhận dạng ký tự quang học (OCR), chữ ký điện tử (eSignature)... trong đại dịch, khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ của Mcredit. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ và chuẩn hóa quy trình, Mcredit đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống xấp xỉ 6% tính tới cuối quý 1/2022."
 
Với MBBank, Fitch nhấn mạnh về tính quan trọng của Mcredit trong chiến lược thúc đẩy mảng bán lẻ của MBBank cùng sự hợp lực mạnh mẽ giữa hai đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, với khách hàng dưới chuẩn ngân hàng (unbanked) và có thu nhập thấp, Mcredit là đơn vị quan trọng trong chiến lược của MBBank với vai trò cung cấp các gói hỗ trợ và giải pháp tài chính cho đối tượng khách hàng này - những người  sẽ trở thành khách hàng của MBBank khi thu nhập được gia tăng.
 
Ngoài ra, hoạt động quản trị và vận hành tại Mcredit được tích hợp chặt chẽ với MBBank do nhân sự cấp cao tại Mcredit đã và đang là những lãnh đạo ở MBBank. Bên cạnh đó là sự thừa hưởng và chia sẻ về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, nền tảng khách hàng và kênh bán sản phẩm giữa hai đơn vị.
 
Với Shinsei Bank, Fitch dự báo doanh nghiệp sẽ không ngừng hỗ trợ Mcredit về mọi mặt, đặc biệt ở mảng nguồn vốn tài chính và hạ tầng kỹ thuật. Từ nền tảng trên, Mcredit đã liên kết cùng một số nhà cung cấp công nghệ như Amazon Web Services để tiến hành phát triển các module sản phẩm mới, khai phá nhiều tính năng nhằm đáp ứng cũng như đón đầu các xu thế tiêu dùng ngày càng phong phú của thị trường.
 
Các sản phẩm công nghệ số như eContract, ứng dụng tài chính thông minh, thẻ tín dụng ảo... dần thay thế con người và giấy tờ ở trên tất cả các bước giao dịch. Điều này giúp rút ngắn thời lượng xử lý khoản vay, bổ sung lựa chọn linh hoạt cho khách hàng và cán bộ thực hiện, cải thiện tính chính xác, tiện lợi, an toàn bảo mật thông tin. Thông qua Website, App và sử dụng các giải pháp như xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC), hợp đồng điện tử (eContract), nhận dạng ký tự quang học (OCR), chữ ký điện tử (eSignature)... trong đại dịch, khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ của Mcredit. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ và chuẩn hóa quy trình, Mcredit đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống xấp xỉ 6% tính tới cuối quý 1/2022.

 
Trong đại dịch, khách hàng vẫn sử dụng dịch vụ của Mcredit thông qua số hóa
 
Về sức khỏe nội tại của doanh nghiệp, tổ chức này cho biết Mcredit hiện sở hữu quy mô lớn thứ ba trên thị trường và là công ty tài chính có chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời được cải thiện trong những năm trở lại. “Chất lượng tín dụng tại Mcredit ở mức tốt như hiện nay là nhờ sự cải tiến về quản trị rủi ro cùng chiến lược đa dạng hóa và cân bằng danh mục sản phẩm”, Fitch cho biết.
 
Cũng theo tổ chức này, khả năng sinh lời của Mcredit sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ các yếu tố như đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi, chi phí dự phòng tín dụng thấp tương đối và sự hỗ trợ nguồn vốn với giá tốt từ cổ đông, qua đó giảm áp lực về chi phí vốn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trên thị trường có xu hướng gia tăng.
 
Năm 2021, Mcredit ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 601 tỷ đồng, tăng 87,5% so với năm 2020 nhờ chiến lược và những cải tiến trong quy trình hoạt động. Tăng trưởng của doanh nghiệp cũng song hành với việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro nhờ việc phân loại hồ sơ khách hàng ngay từ đầu vào thông qua phân tích dữ liệu lớn. Điều này giúp Mcredit duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.
 
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đa dạng hóa các sản phẩm hạn mức tín dụng, áp dụng giải pháp số hóa trên toàn bộ hành trình của khách hàng cũng như tận dụng lợi ích có từ hệ sinh thái riêng.
 
Fitch cho biết Mcredit sẽ tiếp tục được nâng hạng trong thời gian nếu duy trì hoạt động ổn định như hiện tại, kết hợp cùng sự ảnh hưởng và kiểm soát của MBBank tăng tương đối so với các cổ đông còn lại.